Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học MF3 Trồng Keo Nâng Cao Năng Suất

Theo Trung tâm Giống và kỹ thuật cây trồng Phú Yên, từ năm 2012 trung tâm áp dụng chế phẩm sinh học MF3 bón vào rừng trồng keo, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây keo phát triển.
Đến nay, cây sinh trưởng và phát triển khỏe, chiều cao và đường kính nổi trội hơn so với cây đối chứng, hạn chế sâu bệnh gây hại, đồng thời nâng cao độ phì và độ ẩm của đất. Hiện mô hình này tiếp tục thử nghiệm đến năm 2015, trên cơ sở tính hiệu quả, khuyến cáo nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
Thông qua mô hình này, trung tâm sản xuất 80.000 cây keo lai hom, trong đó dòng BV10: 30.000 cây, BV16: 20.000 cây, BV32: 30.000 cây. Số lượng cây này phân bổ cho các huyện Phú Hòa, Tuy An, Đông Hòa và TP Tuy Hòa để cấp phát cho dân bố trí trồng phân tán.
Có thể bạn quan tâm

Với 3 hộ ở xã Tri Hải, Ninh Hải tham gia mô hình nuôi ốc hương thương phẩm, diện tích thả nuôi trên 1 ha, với 150 vạn con giống, trong đó Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III hỗ trợ 50 vạn con.

Đi vào khu vực ấp An Thái xã Mỹ An Hưng A, xã Mỹ An Hưng B và khu vực ấp An Qưới xã Hội An Đông, sẽ thấy có rất nhiều hộ gia đình đầu tư nuôi bò thịt từ 2 đến 5 con thậm chí có hộ nuôi đến 25 con.

Nguyên nhân gây tôm sú và tôm thẻ chân trắng chết sớm xảy ra hàng loạt ở các tỉnh thời gian qua do Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS), trong đó có nhiễm vi khuẩn Vibrio.

Công ty TNHH giống cây trồng Kim Hưng Phú đầu tư hơn 260 triệu đồng, trồng 25.000 gốc dưa giống Hoàng Kim và Tú Thanh, trên 2ha đất thuê của nông dân thôn Tuấn Tú, xã An Hải , huyện Ninh Phước.

Hình thành từ năm 1990, Tam Nông (Đồng Tháp) là địa phương có vùng nuôi cá lóc sớm nhất và nhiều nhất của tỉnh. Năm 2012, toàn huyện có 52 hộ nuôi cá lóc với diện tích 60ha, sản lượng gần 14.000 tấn, tập trung nhiều nhất ở xã Phú Thọ gần 30ha, trở thành làng nghề truyền thống của huyện.