Sốt nghệ xà cừ

Nhằm góp phần tạo nguồn thu nhập cho các hộ gia đình miền núi và bảo vệ rừng bền vững, đặc biệt là cung cấp nguồn dược liệu quý hiếm để xuất khẩu, Sở NN-PTNT tỉnh An Giang đã xây dựng mô hình trồng và bảo tồn dược liệu quý ở huyện Tịnh Biên.
Trong đó, cây nghệ xà cừ được đánh giá là cây có giá trị về dược liệu và mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng. Theo các chuyên gia về thảo dược, cây thuốc trồng ở vùng núi non có hàm lượng dược chất cao hơn ở các tỉnh đồng bằng nhờ đất đai, thời tiết và khí hậu thích hợp.
Trong số những cây có giá trị dược liệu và kinh tế cao mà ngành chức năng đã định hướng trồng tại vùng Bảy Núi có cây nghệ xà cừ. Đó là một loại nghệ có công dụng trong y học cổ truyền và Tây y.
Ngoài ra củ nghệ còn dùng làm gia vị rất phổ biến. Gọi là nghệ xà cừ vì khi cắt lát, ánh sáng chiếu vào sẽ lấp lánh như xà cừ.
Nghệ xà cừ hằng năm xuống giống từ đầu mùa mưa và sau 7 – 8 tháng là có thể thu hoạch. Năm 2012, Cty cổ phần Xuất nhập khẩu Domesco (Đồng Tháp) đã ký hợp đồng thu mua toàn bộ 30 ha nghệ xà cừ trong vùng với giá bao tiêu sản phẩm 10.000đ/kg khiến cho hàng trăm hộ gia đình vô cùng phấn khởi.
Ngoài số người trồng theo hợp đồng còn có một số hộ trồng riêng lẻ. Sau khi trừ hết các chi phí người trồng còn lời từ 10 - 15 triệu đồng/công, tùy theo đất trồng. Loại nghệ xà cừ rất dễ trồng, công chăm sóc nhẹ, càng trên núi cao năng suất càng cao.
Song đến cuối năm 2013 thì Cty lại ngưng hợp đồng khiến cho bà con nông dân chán nản, một số người cảm thấy “bỏ thì thương, vương thì tội” nên từ đó đến nay chỉ trồng lấy lệ, khi nào có giá thì bán với giá trôi nổi từ 5.000 – 7.000đ/kg.
Ông Huỳnh Văn Bé, cán bộ lâm nghiệp thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn cho biết việc trồng dược liệu dưới tán rừng sẽ giúp cho các hộ miền núi có thêm thu nhập, đồng thời góp phần nhanh chóng khôi phục tính đa dạng sinh học, hạn chế khai thác từ tự nhiên nhằm bảo tồn nguồn gen thảo dược.
Quan trọng hơn nữa là trồng thảo dược dưới tán rừng sẽ tạo được độ ẩm, hạn chế cháy rừng, chống xói mòn và tăng hệ số sử dụng đất lâm nghiệp một cách bền vững.
Thế nhưng, từ đầu tháng 8/2015 đến nay, bỗng dưng nghệ xà cừ lại tăng từ 8.000 - 10.000đ, có lúc vượt mức 11.000đ/kg khiến nhà nào cũng vô vườn, lên núi đào củ già và số củ còn sót lại từ năm trước để bán cho thương lái.
Ông Quách Văn Hiền, Phó trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Tà Lọt, dưới chân núi Cấm cho biết hầu như ngày nào cũng có thương lái đến từng hộ thu mua nghệ, ít nhát vài ba ký, nhiều nhất vài chục ký. Đến nay gần như cạn kiệt vì số nghệ mới trồng chưa đến ngày thu hoạch.
Ông Huỳnh Văn Xem ở xã An Hảo cho biết năm 2013 ông xuống giống 6.000 m2 nghệ xà cừ, bán được 60 triệu đồng. Sau khi hay tin Cty ngưng hợp đồng ông bỏ mặc, phó thác cho núi rừng.
Ông Nguyễn Văn Sâu cũng ở xã An Cư lúc trước trồng 1 ha, thu được 75 triệu. Sau đó bỏ bê không thèm chăm sóc vì giá quá rẻ, không ngờ năm nay nghệ bỗng dưng lại sốt giá, gia đình cùng nhau lên núi đào mót củ còn lại từ năm trước bán được 50 triệu đồng, cả nhà vô cùng phấn khởi.
Từ lâu, An Giang đã áp dụng phương thức SX nông lâm kết hợp nuôi trồng dưới tán rừng trên vùng Bảy Núi một cách rất thuận lợi và mang lại hiệu quả cao.
Chính vì vậy, việc đầu tư, xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong gieo ươm cây dược liệu là việc làm rất cần thiết, phù hợp với sự phát triển lâu dài và bền vững.
Trong đó, các loài thảo dược là mặt hàng có giá trị kinh tế, dễ trồng và có thể chung sống dưới những tán rừng phòng hộ một cách dễ dàng. Cái khó là đầu ra không ổn định, giá cả bấp bênh khiến cho người SX thiếu tự tin.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, ngoài sản xuất vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu và lúa mùa trong năm, nhiều nông dân tỉnh Kiên Giang còn tự phát gieo sạ vụ lúa Thu Đông (hay còn gọi là lúa vụ 3) để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, sản xuất lúa vụ 3 được đánh giá là lợi bất cập hại khi rủi ro rất cao.

Với hơn 40 loại rau, năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha/vụ, sản lượng gần 600 nghìn tấn/năm, nhưng hiện vẫn thiếu hơn 350 nghìn tấn rau/năm so với nhu cầu tiêu dùng của người dân. Để không phải nhập rau an toàn từ các địa phương khác đang trở thành mục tiêu phấn đấu của các hợp tác xã, các hộ nông dân trồng rau ở Hà Nội hiện nay.

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ xã Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành - An Giang) thành công với mô hình nuôi le le lấy thịt và cho sinh sản, theo kiểu bán hoang dã. Với diện tích khoảng 1.000m2, hai anh thả nuôi trên 700 con le le các loại (500 con le le sinh sản), thu lời gần trăm triệu đồng mỗi năm.

Các doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng, bao tiêu sản phẩm trong khuôn khổ chương trình cánh đồng mẫu lớn gồm: Công ty Tân Thành (Cần Thơ), Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và Công ty ADC.

Theo quy hoạch phát triển vùng sản xuất mãng cầu ta tỉnh BR-VT đến năm 2020, diện tích sản xuất giống cây trồng này của tỉnh là khoảng 1.700ha, với sản lượng bình quân 10.000 tấn/năm. Dự kiến đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh sẽ ổn định diện tích mãng cầu ta 1.709ha, diện tích cho sản phẩm 1.606ha, sản lượng 13.403 tấn.