Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sốt giống nhãn kháng bệnh chổi rồng

Sốt giống nhãn kháng bệnh chổi rồng
Ngày đăng: 17/08/2015

Rất nhiều nhà vườn trồng nhãn ở ĐBSCL đang lao đao vì dịch bệnh chổi rồng hoành hành, nhiều nhà vườn phải chặt bỏ cây thậm chí chuyển sang trồng cây ăn trái khác... Trong khi đó, vườn nhãn của lão nông Nguyễn Thanh Tâm (tên thường gọi là Ba Xê) ở ấp Phú Tây, xã An Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vẫn đang phát triển xanh tốt.

Kết quả này là nhờ ông Xê phát hiện loại giống nhãn mới có khả năng kháng bệnh chổi rồng, ông tạm gọi là nhãn Phú Tây.  Ông cho biết: “Hơn 10 năm trồng nhãn, như nhiều nhà vườn khác tôi rất đau đầu với dịch chổi rồng, lúc nào cũng muốn tìm giống nhãn mới kháng được loại bệnh này. Năm 2012, tôi thử trồng nhiều giống khác cạnh vườn nhãn nhiễm bệnh chổi rồng nặng thì phát hiện ra 2 cây phát triển tốt, không nhiễm bệnh”.

Theo ông Xê, để cho chắc ăn, ông quyết định thử nghiệm ghép giống nhãn này với các gốc nhãn da bò của gia đình đang bị nhiễm bệnh chổi rồng. Sau thời gian quan sát, kết quả là phần cây phát triển lên từ giống nhãn lạ tiếp tục phát triển tốt và không hề có dấu hiệu bị lây nhiễm; trong khi đó các nhánh, chồi mọc ra trực tiếp từ gốc nhãn da bò thì tiếp tục bị bệnh tàn phá. Đến nay, 60 cây nhãn ghép thử đang phát triển rất tốt, không thấy bị bệnh chổi rồng, mặc dù ông Xê không sử dụng thuốc diệt nhện lông nhung gây ra bệnh chổi rồng. Vườn nhãn ghép của ông đã được 3 năm, tiếp tục phát triển xanh tốt, ông đánh giá 99% kháng được bệnh chổi rồng.

Ông cũng đã thử nghiệm xử lý cho 10 cây ra trái, kết quả đậu sai, trái lớn, hạt nhỏ, cơm dày và rất thơm ngon. Đặc biệt, khi ông đem giống nhãn này bán thử ra thị trường thì các chủ vựa trái cây nói người dùng rất thích và chấp nhận mua với giá cao hơn nhãn da bò. Tiếng lành đồn xa, nhiều nhà vườn ở miền Tây đến đặt hàng giống mới này.

Giống nhãn Phú Tây hiện được gia đình ông Ba Xê cùng Sở NNPTNT tỉnh Sóc Trăng phối hợp Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam kiểm định và xác định tên tuổi. Ông Huỳnh Ngọc Vân – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Sở đã cử cán bộ xuống tận nơi để kiểm tra thực trạng tại nhà vườn và cũng đang phối hợp Trường Đại học Cần Thơ để tiến hành đánh giá, kiểm tra ADN giống nhãn này, xem đây có phải là một giống nhãn mới có khả năng kháng chổi rồng hay không. Kiểm tra mắt thường thì đây là một giống nhãn có khả năng kháng được chổi rồng...”. 

Ông Vũ Bá Quan - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Kế Sách, cho hay: “Nếu có kết quả đánh giá chính thức mà tốt thì chúng tôi sẽ tổ chức hội thảo đầu bờ, giới thiệu đến bà con đang trồng nhãn tiêu da bò bị bệnh chổi rồng”.


Có thể bạn quan tâm

Sáng Chế Thành Công Máy Gọt Vỏ Dừa Tươi Sáng Chế Thành Công Máy Gọt Vỏ Dừa Tươi

Hợp tác xã (HTX) bưởi da xanh Mỹ Thạnh An (xã Phú Nhuận - TP. Bến Tre) ngoài việc mua bán bưởi da xanh còn mua dừa tươi gọt vỏ để cung cấp cho hệ thống siêu thị Big C ở TP. Hồ Chí Minh.

08/11/2013
Thương Lái Mua Tiêu Với Giá Cao Thương Lái Mua Tiêu Với Giá Cao

Nhiều nông dân trồng tiêu diện tích lớn tại các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ (Đồng Nai) cho biết, hiện thương lái và các đại lý đang vào tận nhà tìm mua hạt tiêu đen với giá xấp xỉ 150 ngàn đồng/kg, cao hơn giá thị trường khoảng 20 ngàn đồng/kg.

08/11/2013
Hỗ Trợ Giống Tu Hài Bị Thiệt Hại Do Dịch Bệnh Vẫn Chưa Tháo Gỡ Được Những Khúc Mắc Hỗ Trợ Giống Tu Hài Bị Thiệt Hại Do Dịch Bệnh Vẫn Chưa Tháo Gỡ Được Những Khúc Mắc

Trở lại vùng nuôi tu hài ở Vân Đồn vào thời gian này, chúng tôi vẫn chứng kiến không khí lo lắng trên khuôn mặt của những hộ nuôi ở đây. Khác với nỗi lo như đợt tu hài chết hồi năm ngoái, giờ đây người nuôi lại lo lắng về việc gom vốn để tiếp tục đầu tư vào sự mạo hiểm này không, hay lại mang tiền bỏ xuống biển.

10/11/2013
Tăng Cường Quảng Lý Chất Lượng Thức Ăn Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng Cường Quảng Lý Chất Lượng Thức Ăn Nuôi Trồng Thủy Sản

Tuy nhiên, trên thực tế hiện tượng “treo ao” lại diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh nuôi thủy sản trọng điểm, như Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, … Tỉnh Sóc Trăng, diện tích “treo ao” hiện đã lên đến 50%, thậm chí ở huyện Kế Sách, vùng trọng điểm nuôi cá tra xuất khẩu của tỉnh này là 70%. Câu trả lời, cũng chính là nỗi lo chung của ngành chăn nuôi, là do “sự nhảy múa” của giá và chất lượng thức ăn nuôi trồng thủy sản (TĂNTTS). Giá giống và giá thương phẩm đầu ra bấp bênh gây thua lỗ kéo dài, trong khi người nông dân luôn thiếu vốn và các hỗ trợ, bảo hộ cần thiết khác.

10/11/2013
Nuôi Ghép Cá Chép Cho Hiệu Quả Cao Nuôi Ghép Cá Chép Cho Hiệu Quả Cao

“Mô hình nuôi ghép cá chép V1 với 1ha mặt nước cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Nga Quán, huyện Trấn Yên là cơ sở để tỉnh Yên Bái phát huy lợi thế mặt nước, phát triển chăn nuôi thủy sản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” - bà Đỗ Thị Vân - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái cho biết.

10/11/2013