Sốt giống nhãn kháng bệnh chổi rồng

Rất nhiều nhà vườn trồng nhãn ở ĐBSCL đang lao đao vì dịch bệnh chổi rồng hoành hành, nhiều nhà vườn phải chặt bỏ cây thậm chí chuyển sang trồng cây ăn trái khác... Trong khi đó, vườn nhãn của lão nông Nguyễn Thanh Tâm (tên thường gọi là Ba Xê) ở ấp Phú Tây, xã An Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vẫn đang phát triển xanh tốt.
Kết quả này là nhờ ông Xê phát hiện loại giống nhãn mới có khả năng kháng bệnh chổi rồng, ông tạm gọi là nhãn Phú Tây. Ông cho biết: “Hơn 10 năm trồng nhãn, như nhiều nhà vườn khác tôi rất đau đầu với dịch chổi rồng, lúc nào cũng muốn tìm giống nhãn mới kháng được loại bệnh này. Năm 2012, tôi thử trồng nhiều giống khác cạnh vườn nhãn nhiễm bệnh chổi rồng nặng thì phát hiện ra 2 cây phát triển tốt, không nhiễm bệnh”.
Theo ông Xê, để cho chắc ăn, ông quyết định thử nghiệm ghép giống nhãn này với các gốc nhãn da bò của gia đình đang bị nhiễm bệnh chổi rồng. Sau thời gian quan sát, kết quả là phần cây phát triển lên từ giống nhãn lạ tiếp tục phát triển tốt và không hề có dấu hiệu bị lây nhiễm; trong khi đó các nhánh, chồi mọc ra trực tiếp từ gốc nhãn da bò thì tiếp tục bị bệnh tàn phá. Đến nay, 60 cây nhãn ghép thử đang phát triển rất tốt, không thấy bị bệnh chổi rồng, mặc dù ông Xê không sử dụng thuốc diệt nhện lông nhung gây ra bệnh chổi rồng. Vườn nhãn ghép của ông đã được 3 năm, tiếp tục phát triển xanh tốt, ông đánh giá 99% kháng được bệnh chổi rồng.
Ông cũng đã thử nghiệm xử lý cho 10 cây ra trái, kết quả đậu sai, trái lớn, hạt nhỏ, cơm dày và rất thơm ngon. Đặc biệt, khi ông đem giống nhãn này bán thử ra thị trường thì các chủ vựa trái cây nói người dùng rất thích và chấp nhận mua với giá cao hơn nhãn da bò. Tiếng lành đồn xa, nhiều nhà vườn ở miền Tây đến đặt hàng giống mới này.
Giống nhãn Phú Tây hiện được gia đình ông Ba Xê cùng Sở NNPTNT tỉnh Sóc Trăng phối hợp Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam kiểm định và xác định tên tuổi. Ông Huỳnh Ngọc Vân – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Sở đã cử cán bộ xuống tận nơi để kiểm tra thực trạng tại nhà vườn và cũng đang phối hợp Trường Đại học Cần Thơ để tiến hành đánh giá, kiểm tra ADN giống nhãn này, xem đây có phải là một giống nhãn mới có khả năng kháng chổi rồng hay không. Kiểm tra mắt thường thì đây là một giống nhãn có khả năng kháng được chổi rồng...”.
Ông Vũ Bá Quan - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Kế Sách, cho hay: “Nếu có kết quả đánh giá chính thức mà tốt thì chúng tôi sẽ tổ chức hội thảo đầu bờ, giới thiệu đến bà con đang trồng nhãn tiêu da bò bị bệnh chổi rồng”.
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 19/9, Hiệp hội cá tra Việt Nam có cuộc làm việc với UBND TP Cần Thơ về tình hình sản xuất cá tra trong những tháng đầu năm; bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người nuôi cá tra hiện nay.

Thời gian qua, người dân Đầm Dơi (Cà Mau) khốn đốn mỗi khi tôm nuôi bị dịch bệnh. Nhưng nay họ đã tìm được mô hình nuôi ổn định, mang tính bền vững, đó là mô hình nuôi sò huyết thương phẩm xen canh với cua, tôm. Nhiều hộ nông dân ở xã Quách Phẩm khá lên từ mô hình này.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Chỉ thị về việc tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau để đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, vấn đề sản xuất rau theo hướng an toàn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vẫn gặp một số khó khăn.

Những tháng đầu năm 2013, các đối tượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ (gồm Nghêu/ngao, Tu hài) nuôi tại Việt Nam đã bị nhiễm bệnh, lây lan và phát triển thành dịch tại nhiều địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá, Khánh Hoà và một số tỉnh nuôi trồng thuỷ sản trọng điểm tại ĐBSCL (Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu). Dịch bệnh đã tiếp tục kéo dài đến khoảng giữa năm 2013.

Xuất khẩu cá cảnh đang mang lại lợi nhuận khá cao cho nhiều hộ nông dân tại TP.HCM và một số tỉnh ĐBSCL như Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp... khi giá cá ổn định, liên tục có nhiều đơn hàng mới. Xuất khẩu tăng