Sốt Công Cấy Dặm

Do ảnh hưởng mưa trái mùa trên diện rộng, làm hơn ngàn hecta lúa hè thu 2013 vừa gieo sạ bị ngập úng nhiều ngày. Hiện nay, ở các địa phương có diện tích lúa bị hư hại, nông dân đồng loạt cấy dặm, dẫn đến “sốt” công.
Các cánh đồng từ phường Phú Thạnh, Phú Đông (TP Tuy Hòa - Phú Yên) đến Hòa Vinh, Hòa Xuân Đông và Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Trung (Đông Hòa), nhiều thửa ruộng lúa mọc thưa thớt, có nơi lúa chết chiếm gần 1/4 diện tích, nông dân dốc sức cấy dặm lại. Bà Phan Thị Thanh Nga ở phường Phú Lâm cho biết: “Do ngập úng, lúa bị ngã rạp, chết nhiều nên còn thưa thớt. Việc tìm lúa giống để gieo sạ lại gặp khó khăn, hơn nữa sẽ trễ thời vụ dẫn đến kéo dài thời gian, khi thu hoạch sẽ gặp mưa nên bà con chịu khó cấy dặm”.
Cũng do ruộng ngập úng hư hại nhiều mà công cấy dặm tăng lên đến 130.000 đồng/người/ngày, cao hơn 30.000 đồng so với cùng thời điểm này năm ngoái. Nhiều thửa ruộng hư hại, chủ ruộng “khoán gọn” chi phí lên đến 300.000 đến 400.000 đồng/sào. Theo HTX Nông nghiệp Phú Lâm (TP Tuy Hòa), hơn 90ha ruộng ở cánh đồng Bàu Đâu, Cầu Tre, Cầu Sạp, bà con sản xuất luôn gặp rất nhiều khó khăn do thường xuyên bị ngập úng. Riêng vụ hè thu năm nay, các cánh đồng này vừa gieo sạ đã bị ngập hoàn toàn, ngoài số diện tích gieo sạ lại, nông dân phải tốn thêm chi phí thuê công cấy dặm.
Những ngày qua, trên các cánh đồng xã Hòa Xuân Tây, Hòa Xuân Đông, Hòa Vinh, Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Trung (Đông Hòa), nông dân tiến hành cấy dặm số diện tích hư hại do ngập úng. Tại các cánh đồng Soi Sĩ, Hói Đình, Hói Làng (Hòa Tân Đông), hàng chục người dàn hàng ngang cấy dặm. Ông Nguyễn Công ở xã Hòa Tân Đông cho hay, năm nay lúa hư từng chòm nên tốn công nhổ mạ từ nơi xa đến. Lúa hiện nay 20 đến 25 ngày tuổi nên phải cấy dặm gấp rút để cây lúa bén rễ phát triển cùng một lúc. Nếu để muộn, cây lúa cấy dặm không kịp trổ đòng cùng lúc.
Cũng do ảnh hưởng mưa lớn, lúa hè thu phát triển không đồng đều, trên một cánh đồng có nơi lúa xanh tốt, có nơi vừa gieo sạ. Vào thời điểm này những năm trước, ở các cánh đồng xã Hòa An (Phú Hòa), An Chấn (Tuy An) lúa hè thu đã lên xanh ngát, còn hiện nay bà con mới vừa gieo sạ xong. Nguyên nhân do nằm cuối kênh Phú Vang, thiếu nước, gieo sạ muộn thì gặp mưa kéo dài chờ nước rút dẫn đến chi phí cao trong khâu cấy dặm.
Thống kê của Sở NN-PTNT, ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (từ ngày 11 đến 15/6) đã gây mưa lớn và làm ngập úng khoảng 4.890ha lúa vụ hè thu mới gieo sạ từ 1 đến 10 ngày, trong đó diện tích phải gieo sạ lại hơn 1.530ha (TP Tuy Hòa 283ha, Phú Hòa 700ha, Đông Hòa 548ha). Đến nay nước đã rút nên bà con đang tiến hành cấy dặm, chăm sóc và gieo sạ lại diện tích lúa bị ngập úng hoàn toàn.
Có thể bạn quan tâm

Nhưng theo đánh giá của các sở, ngành phụ trách, 2 xã Xuân Trường và Xuân Hòa có 16/19 tiêu chí đạt và 1 tiêu chí ước đạt; 2 xã Lang Minh, Xuân Tâm có 15/19 tiêu chí đạt và 1 tiêu chí ước đạt. Các tiêu chí cần đánh giá lại, như: tiêu chí quy hoạch nông thôn mới, môi trường, an ninh - quốc phòng...

Với vốn đầu tư 80.000 USD, hệ thống này có thể xử lý 40 tấn rau quả/ngày. “Sắp tới, công ty sẽ áp dụng phương pháp này để xuất khẩu xà lách Mỹ và tỏi tây sang Nhật” - ông Thành nói.

Cây mì là một trong những cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo của huyện Krông Pa trong những năm qua. Bởi đây là loại cây trồng tương đối phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu tương đối khắc nghiệt, nhất là phù hợp với trình độ canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Những ngày cuối tháng 7-2014, ông Chiêm Thành Long, giám đốc khu du lịch Bình Quới (Bình Thạnh, TP.HCM), cùng đầu bếp của mình tìm đến tận vườn rau của Hợp tác xã (HTX) Tân Tiến (P.12, Đà Lạt) tận mắt chứng kiến đơn vị này sản xuất rau.

Năm 2014 là năm đầu tiên tỉnh phân cấp quản lý dạy nghề nông thôn về cho địa phương, đây là điều kiện thuận lợi để địa phương chủ động trong việc quản lý, dạy nghề cho nông dân nhưng cũng là khó khăn cho địa phương vì chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện.