Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sống Khỏe Nhờ Nghề Nuôi Cá Chình

Sống Khỏe Nhờ Nghề Nuôi Cá Chình
Ngày đăng: 26/06/2012

Từ khi triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", đời sống của nhiều nông dân (ND) Quảng Trị đã có những khởi sắc.

Có học mới khấm khá

Ông Lê Thanh Cương- nguyên Chủ tịch Hội ND xã Hải Tân, huyện Hải Lăng, cho biết: "Trước đây ND quê tui nghèo lắm, một phần sống bằng nghề nông, phần còn lại bấp bênh theo chài lưới. Vốn không có, kiến thức làm ăn cũng không nên quanh năm thiếu đói. Mấy năm trở lại đây, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân (TTDNHTND) tỉnh mở nhiều lớp tập huấn, Hội ND tạo điều kiện cho chúng tôi vay vốn để sản xuất nên đời sống của bà con đã đổi thay. Đặc biệt, nghề nuôi cá chình lồng đã đem về cho bà con nguồn thu nhập không nhỏ".


Ở Hải Tân, nhắc đến cựu chiến binh Lê Văn Đằng ai cũng biết. Ông từng tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia, trở về quê sống chật vật với nghề chài lưới. Trận lụt năm 1995, khi ngụp lặn vớt cá ông bắt được hàng chục chú cá chình con. Ông nảy ý đóng lồng nuôi thử và thấy cá phát triển rất tốt.

Theo ông Đằng, cái lợi nhất khi nuôi cá này là gia đình làm nghề chài lưới nên thức ăn cho cá chình chủ yếu là cá, tôm bắt được nên không phải tốn tiền mua. "Hai năm trở lại đây, nhờ nguồn vốn TTDNHTND cho vay, tui đóng 2 lồng nhôm nuôi 400 con cá chình, từ khi nuôi đến khi xuất bán là 2 năm. Với giá hiện tại là 500.000 đồng/kg cá chình, tính ra mỗi năm tôi thu lãi cả trăm triệu đồng" - ông Đằng cho biết.

Cạnh nhà ông Đằng, anh Phạm Văn Thiện cũng nuôi đến 400 con cá chình. Anh Thiện cho hay: "Tui tham gia lớp học nuôi cá chình lồng, rồi được TTDNHTND cho vay 10 triệu đồng để nuôi cá chình. Tui vừa bán lứa cá đầu tiên được hơn 60 triệu đồng. Đúng là có qua học hành mới khấm khá được".

Cho cần câu hơn cho mớ cá

Theo TTDNHTND tỉnh Quảng Trị, năm 2010 - 2011, trung tâm đã dạy nghề cho 1.050 người, trong đó 750 người học nghề nông nghiệp, số còn lại phi nông nghiệp. Đó là chưa kể tập huấn chuyển giao KHKT cho hàng ngàn lượt người có nhu cầu; Hỗ trợ gần 8 tỷ đồng cho nông dân vay phát triển kinh tế.

Ngành nghề đào tạo tập trung chủ yếu vào các ngành nông nghiệp như trồng và chăm sóc, khai thác cao su, hồ tiêu, cà phê, kỹ thuật trồng rau an toàn, trồng lúa, sắn, ngô, lạc, chăm sóc cây ném; kỹ thuật nuôi cá chình lồng, cá nước ngọt, nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Đào tạo phi nông nghiệp gồm các nghề bảo trì, sửa chữa máy móc và thiết bị cơ khí, kỹ thuật gò hàn, điện công nghiệp, điện dân dụng, mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, kỹ thuật xây dựng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ…

“Từ 2007 đến nay, ND trong xã được Trung tâm tạo điều kiện cho vay 500 triệu đồng để phát triển kinh tế, trong đó chủ yếu nuôi cá chình lồng".

Ông Nguyễn Cảnh - Chủ tịch Hội ND xã Hải Tân

Ông Nguyễn Ngọc Lương - Giám đốc TTDNHTND tỉnh Quảng Trị, cho biết: “Chúng tôi chú trọng đào tạo nghề gắn với nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động; đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Thông qua hoạt động đào tạo nghề, lao động nông thôn được trang bị nghề mới, tiếp thu kiến thức KHKT ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm tăng năng suất, hiệu quả. Đặc biệt, người nông dân đã thực sự làm chủ được kỹ thuật, tự chủ được tay nghề và có nghề để nuôi sống bản thân và gia đình”.

Có thể bạn quan tâm

Người Đưa Đà Điểu Về Thạch Thất Người Đưa Đà Điểu Về Thạch Thất

Đó là anh Nguyễn Duy Liên ở đội 5, xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Và cũng chính đà điểu đã giúp cho anh trở thành triệu phú.

09/08/2013
Nhà Thùng Nước Mắm Phú Quốc Lao Đao Do Thiếu Cá Cơm Nguyên Liệu Nhà Thùng Nước Mắm Phú Quốc Lao Đao Do Thiếu Cá Cơm Nguyên Liệu

Theo Hội nước mắm Phú Quốc, gần hai năm nay nghề sản xuất nước mắm truyền thống của huyện gặp rất nhiều khó khăn do thiếu cá cơm nguyên liệu trầm trọng, trong khi nguyên liệu chủ yếu để làm nên hương vị đặc sắc của nước mắm Phú Quốc chính là cá cơm.

10/08/2013
Bưởi Bạch Đằng (Tân Uyên) Đạt 250 Triệu Đồng/ha/năm Bưởi Bạch Đằng (Tân Uyên) Đạt 250 Triệu Đồng/ha/năm

Đó là nhận định của Bí thư Đảng ủy xã Bạch Đằng (Tân Uyên, Bình Dương) Nguyễn Thanh Âm. Bí thư Nguyễn Thanh Âm cho biết thêm, Bạch Đằng hiện có 1.471 hộ dân. Qua thống kê, giám sát và đánh giá 6 tháng đầu năm 2013, mức thu nhập bình quân đầu người của xã Bạch Đằng đạt khoảng 25 triệu đồng/năm.

10/08/2013
Hoàn Tất Chi Trả Thiệt Hại Do “Bắp Không Hạt” Hoàn Tất Chi Trả Thiệt Hại Do “Bắp Không Hạt”

Ngày 6-8, Công ty Syngenta Việt Nam cùng các ngành chức năng của huyện Long Thành (Đồng Nai) và chính quyền địa phương 3 xã: Cẩm Đường, Suối Trầu, Bình Sơn đã tổ chức chi trả tiền thiệt hại do cung cấp giống bắp NK-67 kém chất lượng cho nông dân.

12/08/2013
Năng Suất Cà Phê Đạt Bình Quân 22 Tạ/ha Năng Suất Cà Phê Đạt Bình Quân 22 Tạ/ha

Theo Phòng NN-PTNT huyện, nhờ thực hiện thành công các chương trình nông nghiệp trọng tâm như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông nghiệp công nghệ cao và tái canh cà phê, huyện Đam Rông nay đã có khoảng 7.000 ha cà phê, trong đó có 1.600 ha cà phê catimo năng suất và chất lượng cao.

12/08/2013