Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sơn La Hướng Mở Từ Mô Hình Xoài Ghép Chất Lượng Cao

Sơn La Hướng Mở Từ Mô Hình Xoài Ghép Chất Lượng Cao
Ngày đăng: 30/06/2014

Những ngày tháng 6, chúng tôi tới bản Noong Xôm, xã Hát Lót (Mai Sơn - Sơn La) thăm vườn xoài Đài Loan được ghép trên những gốc xoài địa phương.

Vừa bước vào vườn, chúng tôi ngỡ ngàng bởi thấy quả rất sai, nhiều quả vẫn còn non nhưng đã dài hơn gang tay người lớn, nặng tới cả cân đu sát mặt đất.

Anh Nguyễn Bá Thành, chủ vườn khoe: Vườn rộng 6.000 m2, năm 2004, tôi trồng gần 400 gốc xoài ta nhưng năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế thấp, đến năm 2011, tôi đã ghép với giống xoài Đài Loan. Đến nay, các cành ghép đều phát triển tốt, những cây ghép năm thứ 3 đã cho gần 1 tạ quả/cây.

Nếu tính cả vườn, năm nay sẽ cho thu khoảng 15 tấn quả. Với giá bán tại vườn là 20.000 đồng/kg, sẽ cho thu khoảng 300 triệu đồng. Tôi cũng nuôi thêm gà thả vườn và trồng thêm bí đao dưới gốc xoài, mỗi năm thu thêm 40-50 triệu đồng.

Giống xoài Đài Loan (ĐL4) và giống xoài Úc (R2E2) do Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản Sơn La phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả Việt Nam đưa vào ghép cải tạo thành công trên gốc cây xoài địa phương tại Trại thực nghiệm giống cây trồng cạn Mường Hồng (Mai Sơn).

Theo đánh giá của Trung tâm, hai giống xoài trên có khả năng chịu hạn và kháng sâu bệnh tốt, thời gian ra hoa, đậu quả không khác nhiều so với các giống xoài địa phương; quả to, trọng lượng trung bình đạt từ 1-1,5 kg/quả; thịt quả dầy, rắn chắc, hạt mỏng, ăn ngọt đậm; sức sinh trưởng vượt trội so với các giống xoài khác, thời gian thu hoạch lại khá muộn và kéo dài. Trung bình mỗi cây sau ghép từ năm thứ 4 trở đi sẽ cho thu hoạch khoảng 70kg quả trở lên.

Ông Lò Quang Ngọc, Giám đốc Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản Sơn La cho biết: Hiện nay, Trung tâm đã ghép thành công hai giống xoài trên tại một số hộ gia đình ở các huyện: Mai Sơn, Mường La, Phù Yên, Yên Châu... Trung tâm sẵn sàng cung cấp giống, đồng thời cử cán bộ đến tận nơi để ghép và hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc cây xoài ghép.

Vừa qua, Trung tâm đã phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả Việt Nam tổ chức cho gần 50 hộ trồng xoài ở các huyện: Mai Sơn, Mộc Châu, Phù Yên, Yên Châu, Sông Mã, Mường La... tham gia Hội thảo đánh giá mô hình thâm canh giống xoài Đài Loan (ĐL4) và giống xoài Úc (R2E2) ghép cải tạo trên gốc xoài địa phương, tại Trại thực nghiệm giống cây trồng cạn Mường Hồng (Mai Sơn). Những người tham gia được tham quan thực tế vườn xoài ghép đã ra quả và được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây xoài ghép theo tiêu chuẩn VIETGAP.

Hiện nay, tỉnh có hơn 18.000 ha cây ăn quả, trong đó diện tích xoài đạt gần 3.500 ha, chiếm 19% diện tích cây ăn quả toàn tỉnh. Tuy nhiên, năng suất giống xoài địa phương mới chỉ đạt hơn 3 tấn/ha và sản lượng toàn tỉnh đạt hơn 11.000 tấn/năm.

Do quả nhỏ, chất lượng và mẫu mã không đồng đều nên giá trị kinh tế thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do bà con trồng xoài vẫn theo phương pháp gieo hạt truyền thống, giống xoài không được tuyển chọn, không rõ nguồn gốc và chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc trồng, chăm sóc.

Với mô hình ghép cải tạo giống xoài địa phương bằng giống xoài Đài Loan (ĐL4) và giống xoài Úc (R2E2) là cơ hội giúp người nông dân có thu nhập kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, để hướng tới xuất khẩu, bà con cần phải thực hiện đầy đủ quy trình chăm sóc cây xoài theo mô hình VIETGAP, vì chỉ có quy trình này mới đạt yêu cầu của các nước nhập khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Mở rộng diện tích nuôi cá nước lạnh ở Quảng Thừa Mở rộng diện tích nuôi cá nước lạnh ở Quảng Thừa

Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Long đang đầu tư mở rộng từ 2.000 mét vuông tăng lên 3.000 mét vuông diện tích mặt nước nuôi cá nước lạnh ở Quảng Thừa, Đà Lạt, dự kiến đạt tổng sản lượng trên dưới 10 tấn/năm, trong đó chiếm 70% cá tầm và 30% cá hồi. Sau 4 năm (2006 - 2010) phát triển hiệu quả nghề nuôi cá nước lạnh, từ quy mô hộ gia đình đã vươn lên thành quy mô Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Long với lợi nhuận thu về ổn định hàng năm trên dưới 100 triệu đồng/1.000 mét vuông.

31/07/2015
Tháo gỡ vướng mắc để chuỗi liên kết bền vững Tháo gỡ vướng mắc để chuỗi liên kết bền vững

Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa hướng tới mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia. Qua gần một năm triển khai, các chuỗi liên kết này đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả mang lại chưa cao.

31/07/2015
Hơn 160 ha tôm nuôi bị dịch bệnh chưa rõ nguyên nhân Hơn 160 ha tôm nuôi bị dịch bệnh chưa rõ nguyên nhân

Ngày 29-7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết, dịch bệnh trên tôm xảy ra ở nhiều hồ nuôi của các hộ gia đình ở 12 xã, phường, thuộc năm huyện, thành phố trên địa bàn, với diện tích nhiễm bệnh hơn 200 ha.

31/07/2015
Bình Định nuôi cá tự phát ở huyện Hoài Nhơn gây ô nhiễm môi trường Bình Định nuôi cá tự phát ở huyện Hoài Nhơn gây ô nhiễm môi trường

Nghề nuôi cá nước ngọt (chủ yếu là cá tràu) mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người dân ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) đổ xô cải tạo đất vườn, đào ao, trải bạt nuôi cá trong vườn nhà. Thế nhưng, mô hình nuôi cá mang tính tự phát này đã làm môi trường ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Song việc ngăn chặn, xử lý của chính quyền địa phương vừa chậm trễ, lại thiếu kiên quyết khiến người dân sống trong vùng bất bình.

31/07/2015
Những lưu ý trong chăm sóc lúa vụ mùa Những lưu ý trong chăm sóc lúa vụ mùa

Vụ mùa năm 2015 diễn ra trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng và hạn kéo dài từ cuối tháng 6 đến trung tuần tháng 7, diện tích lúa kém phát triển do hạn đã diễn ra, nhất là đối với diện tích lúa gieo thẳng.

31/07/2015