Sơn Kim 2 nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 2 Cao Kỷ Vỵ chia sẻ: “Mặc dù là xã miền núi, đất sản xuất nông nghiệp ít, địa hình chia cắt, giao thông khó khăn… nhưng Đảng bộ và nhân dân Sơn Kim 2 vẫn trên dưới một lòng, quyết tâm về đích NTM vào năm 2016.
Để đạt kế hoạch đề ra, thời gian qua, chúng tôi đã tận dụng tối đa, phát huy có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức, huy động nội lực nên đã đạt 8/18 tiêu chí (không quy hoạch chợ). Hiện tại, nhiều tiêu chí đang được tập trung xây dựng, phấn đấu đạt 15 tiêu chí vào cuối năm nay”.
Ông Vỵ cho biết thêm, bắt tay xây dựng NTM, Sơn Kim 2 đã thành lập đầy đủ các ban chỉ đạo, quản lý, tổ giúp việc cấp xã, tiểu ban ở các thôn; cử cán bộ, thành lập các tổ phụ trách thôn để đôn đốc, chỉ đạo thực hiện. Tổ phụ trách phối hợp chặt chẽ với các thôn rà soát hiện trạng các tiêu chí, hướng dẫn lập kế hoạch, xác định nguồn lực, cách thức, thời gian hoàn thành từng tiêu chí.
Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của địa phương, thời gian qua, Sơn Kim 2 còn nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành cũng như các tổ chức, cá nhân khác bằng vật chất và tinh thần, đặc biệt là Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Đồn Biên phòng 563.
Mặc dù, đời sống còn khó khăn, nhưng người dân Sơn Kim 2 luôn nhận thức đúng đắn về xây dựng NTM nên đã đồng sức, đồng lòng cùng chính quyền phát huy nội lực.
Người dân tình nguyện hiến hàng chục nghìn m2 đất, hàng nghìn cây cối, đóng góp tiền và hàng nghìn ngày công để giải phóng mặt bằng, làm đường giao thông, thủy lợi…
Bên cạnh các tiêu chí đã đạt, Sơn Kim 2 xác định lộ trình từng tiêu chí đạt trong năm 2015 và tổ chức chỉ đạo thực hiện một cách cụ thể. Theo Chủ tịch UBND xã Cao Kỷ Vỵ, cả hệ thống chính trị sẽ tập trung quyết liệt để đạt các chỉ tiêu đề ra, trong đó, chú trọng các tiêu chí khó như: hình thức tổ chức sản xuất, cơ sở vật chất văn hóa, hộ nghèo…
Về hình thức tổ chức sản xuất, hiện đã có 1 tổ hợp tác, 11 hộ trồng chè và cây ăn quả, 1 tổ chăn nuôi lợn quy mô 20-50 con/lứa.
Từ nay đến cuối năm, xã sẽ thành lập thêm 1 tổ chăn nuôi lợn với 10 hộ tham gia, quy mô mỗi hộ 20-50 con/lứa tại thôn Thượng Kim và Làng Chè; thành lập 1 HTX tín dụng, 1 HTX thương mại - dịch vụ, nâng tổng số HTX lên 5.
Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng mỗi thôn ít nhất 2 mô hình chăn nuôi, trồng trọt, nâng tổng mô hình toàn xã đến cuối năm lên con số 286, cho thu nhập từ 100-500 triệu đồng/năm, trong đó, có 6 mô hình trên 1 tỷ đồng/năm. Về tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, xã đang xây mới 1 nhà văn hóa và cải tạo, nâng cấp 3 nhà văn hóa thôn với tổng kinh phí 3,4 tỷ đồng.
Chúng tôi về các khu dân cư, từ già trẻ, gái trai đều bày tỏ sự phấn khởi, hưởng ứng phong trào xây dựng NTM.
Bí thư Chi bộ thôn Chế Biến - Lê Văn Dũng cho biết: “Nhận thức được việc xây dựng NTM, khu dân cư kiểu mẫu là làm đẹp cho chính thôn mình, người dân trực tiếp hưởng lợi nên khi cấp ủy, chi bộ, mặt trận thống nhất, tổ chức họp dân, 100% hộ phấn khởi, đồng tình.
Hiện nay, hồ sơ quy hoạch khu dân cư kiểu mẫu đã làm xong, đang trình cấp trên phê duyệt. Nhân dân sẵn sàng đồng loạt ra quân chỉnh trang vườn tược và các hạng mục liên quan”.
Ông Nguyễn Trí Thức (thôn Chế Biến) chia sẻ: “Vườn nhà tôi rộng 5.000 m2, trước đây, chủ yếu trồng cây ăn quả và rau các loại. Thực hiện chủ trương xây dựng NTM, tôi đăng ký xây dựng vườn mẫu và tiến hành cải tạo, đầu tư theo tiêu chuẩn quy định. T
ôi vừa phá bỏ vườn cây ăn quả để quy hoạch vườn mẫu, gồm 500 m2 vườn lưới trồng rau sạch, 1.000 m2 trồng cam V2, 1.000 m2 chuồng trại và cỏ nuôi hươu quy mô 20 con; trên 2.000 m2 nuôi gia cầm… với tổng kinh phí đầu tư cải tạo trên 100 triệu đồng”.
Cùng chúng tôi đi trên con đường liên thôn Quyết Thắng - Hạ Vàng rộng thênh thang đang được đổ bê tông, Chủ tịch UBND xã Cao Kỷ Vỵ hồ hởi: “Làm con đường này, 50 hộ dân đã tự nguyện hiến trên 6.000 m2 đất vườn và hàng nghìn cây cối các loại, trị giá hàng trăm triệu đồng.
Chủ trương đúng, cán bộ tâm huyết, nhân dân đồng tình ủng hộ, các cấp, ngành, tổ chức quan tâm giúp đỡ, chúng tôi tin chắc sẽ đạt các tiêu chí và về đích NTM đúng kế hoạch”.
Có thể bạn quan tâm

Từ ngày 11-15/6/2013, tại Điện Biên, Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề Hà Nội (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật ghép nhãn trên gốc cây vải cho 30 học viên là cán bộ khuyến nông các tỉnh phía Bắc là Điện Biên, Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Kạn…

Xu thế gần đây khá nhiều hộ chăn nuôi gà thịt lựa chọn phương thức chăn nuôi gà theo hướng thả vườn bởi thực tế cách chăn nuôi trên có nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Đa dạng thị trường xuất khẩu trái thanh long đã và đang là mối quan tâm của các cơ quan chức năng cùng nông dân Bình Thuận. Sắp tới đây, bên cạnh các thị trường truyền thống, thanh long Bình Thuận sẽ có mặt ở thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản với số lượng lớn và giá trị gia tăng cao.

Chưa bao giờ cá ngừ tuột giá thảm hại như hiện nay, nguyên nhân được cho là do khai thác bằng phương pháp câu tay kết hợp ánh sáng khiến chất lượng cá bị giảm, thị trường quay mặt. Trước tình hình đó, trong chuyến công tác về Bình Định vào chiều 19.6, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám đã cùng ngành chức năng gặp gỡ các DN thu mua và ngư dân nhằm bàn bạc, tìm giải pháp cứu vãn tình hình.

Được biết, vụ đông xuân vừa qua ở Hải Dương, dự án đã lựa chọn 5 loại rau củ gồm: Cải thảo, cải củ, khoai tây, ớt và hành hoa để trồng thử nghiệm trên 3.000 m2 vườn của viện.