Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sơn Dương Tập Trung Chăm Sóc Lúa Mùa

Sơn Dương Tập Trung Chăm Sóc Lúa Mùa
Ngày đăng: 27/07/2013

Vụ mùa năm nay, huyện Sơn Dương gieo cấy hơn 6.200 ha lúa. Ngay từ đầu vụ huyện đã tập trung chỉ đạo các địa phương chủ động thực hiện làm đất đảm bảo nước tưới tiêu, cung ứng giống... đến nay hầu hết diện tích gieo cấy đang hồi xanh đẻ nhánh, phát triển tốt..

Cùng với các giống lúa thuần, vụ này huyện tiếp tục đưa vào gieo cấy 2.200 ha lúa lai. Để đạt năng suất cao, các cơ quan chuyên môn của huyện đã tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất, hướng dẫn cơ cấu giống, thời vụ được 424 lớp/4.690 hộ tham gia. Cùng với đó, huyện cũng thực hiện tốt việc chuẩn bị giống dự phòng đối với diện tích có khả năng bị ngập ở cos nước 25 m trở xuống; chủ động phòng chống thiên tai nhằm hạn chế thiệt hại thấp nhất khi bão, lũ xảy ra.

Hiện đang là giai đoạn đầu vụ, thời tiết diễn biến thất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh gây hại, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông huyện đang tích cực chỉ đạo cho các bộ chuyên môn phối hợp với các địa phương kiểm tra sâu sát đồng ruộng, hướng dẫn nông dân chăm sóc, thâm canh, phòng trừ sâu bệnh hại, không để phát sinh thành dịch làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng.

Đặc biệt lưu ý đối với một số loại sâu, bệnh hại lúa như: ốc bươu vàng, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bạc lá, rầy nâu... ở trà sớm, chính vụ; bệnh đạo ôn cổ bông, bọ xít... ở trà muộn.

Đặc biệt, với nạn ốc bươu vàng xuất hiện nhiều gần đây ở các xã Thượng Ấm, Phúc Ứng, Tuân Lộ, thị trấn Sơn Dương... Nhiều nơi, bà con nông dân phải cấy dặm, cấy lại những diện tích bị ốc bươu vàng gây hại vừa tăng chi phí sản xuất, vừa ảnh hưởng thời vụ. Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn hướng dẫn bà con thực hiện các biện pháp diệt trừ ốc bươu vàng.

Cùng với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo phương pháp “4 đúng”, bà con tiến hành dọn sạch cỏ dại, khơi rãnh xung quanh ruộng lúa, ao hồ, suối hoặc những nơi chân ruộng trũng, tiến hành cắm cọc tre ven bờ và rải rác khắp ruộng, đầu nguồn nước, dọc theo các rãnh nước để thu hút ốc bươu vàng đến đẻ trứng và nhử ốc để thu bắt.

Đối với những ruộng mới cấy hay ruộng lúa đang đẻ nhánh bị ốc bươu vàng gây hại, bà con áp dụng phương pháp giữ mực nước xâm xấp để hạn chế sự di chuyển và phát tán gây hại của ốc bươu vàng, đồng thời, cấy dặm bổ sung, kết hợp với tăng cường khâu chăm sóc, bón phân để thúc đẩy sự đẻ nhánh của cây lúa.

Vụ mùa năm nay, xã Đại Phú thực hiện gieo cấy 420 ha, vượt 22 ha so với chỉ tiêu kế hoạch giao. Xác định vụ mùa là vụ lúa quyết định nhiều đến sản lượng lúa của cả năm nên ngay từ đầu vụ, xã đã chỉ đạo các thôn và bà con nhân dân chủ động chuẩn bị mọi điều kiện về giống, phân bón và vật tư nông nghiệp để sản xuất đảm bảo khung thời vụ, đồng thời cử cán bộ khuyến nông hướng dẫn bà con cách chăm sóc bảo vệ lúa sau cấy, chủ động các biện pháp tích nước tưới tiêu tại các ao, hồ, khe lạch, khơi thông hệ thống kênh mương nội đồng. Hiện nay, bà con nông dân đang tập trung tỉa dặm, làm cỏ, bón thúc và theo dõi sự phát triển của lúa; xã phấn đấu năng suất đạt từ 58 đến 60 tạ/ha.

Tại xã Hợp Hòa, chị Đào Thị Yến, thôn Thanh Sơn cho biết, năm nay gia đình chị cấy 3 sào lúa, hiện nay diện tích lúa của gia đình chị đang phát triển tốt và trong giai đoạn bén rễ hồi xanh. Tuy nhiên, đây là giai đoạn rất dễ bị các loại sâu bệnh gây hại, vì vậy, gia đình đang tập trung chăm sóc lúa đúng quy trình kỹ thuật và tăng cường theo dõi sự phát triển của lúa để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng, hướng tới vụ mùa thắng lợi.


Có thể bạn quan tâm

Gần 1.800 Ha Chè Bị Sâu Bệnh Hại Gần 1.800 Ha Chè Bị Sâu Bệnh Hại

Cụ thể, hơn 730ha chè bị nhiễm rầy xanh, tỷ lệ hại trung bình 2,5 - 5% nơi cao 6 - 15%, búp bị hại; 635ha bị hại bởi bọ cánh tơ, tỷ lệ hại trung bình 3,1 - 6,5%, nơi cao 10 - 15% búp bị hại; diện tích chè bị ảnh hưởng bởi bọ xít muỗi là 310, tỷ lệ hại trung bình 1,6 - 3,5%, nơi cao 5 - 12% búp bị hại.

29/08/2013
Một Số Giải Pháp Bảo Vệ Và Khai Thác Hợp Lý Loài Vọp Geloina Coaxans Một Số Giải Pháp Bảo Vệ Và Khai Thác Hợp Lý Loài Vọp Geloina Coaxans

Vì vậy, để bảo vệ và khai thác hợp lý loài vọp, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III - Nha Trang (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố và đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý loài vọp Geloina coaxans (Gmelin, 1791) ở Bến Tre. Đề tài vừa được Hội đồng Khoa học và công nghệ tỉnh nghiệm thu.

29/08/2013
Liên Minh Sản Xuất Và Tiêu Thụ Xoài Cát - Phù Cát Liên Minh Sản Xuất Và Tiêu Thụ Xoài Cát - Phù Cát

Tham gia LMSX có 50 hộ xã viên HTXNN 2 Cát Hanh với diện tích canh tác 52,65 ha. Với sự hỗ trợ của Dự án cạnh tranh nông nghiệp (DA CTNN) tỉnh thông qua các lớp đào tạo, tập huấn, các nông hộ tham gia liên minh đã áp dụng tốt quy trình kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ xoài theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao.

29/08/2013
Xuất Khẩu Trái Cây Hy Vọng Ở Vụ Nghịch Xuất Khẩu Trái Cây Hy Vọng Ở Vụ Nghịch

Các nhà xuất khẩu trái cây Việt tìm cách lách vào thị trường nước ngoài qua vụ nghịch để tránh cạnh tranh trực tiếp với trái cây các nước trên thị trường thế giới, tuy nhiên, điều này dễ dẫn tới bảo hòa của thị trường trái cây.

29/08/2013
1001 Cách Làm Ăn Nuôi Vịt Trời 1001 Cách Làm Ăn Nuôi Vịt Trời

Vừa đọc được tin trên báo Nông Nghiệp Việt Nam, ngay ngày hôm sau tôi đã mò lên Bắc Giang để đi thăm cơ sở nuôi vịt trời đầu tiên ở Việt Nam. Đây là trại nuôi vịt trời của anh Tô Quang Dần ở bên hồ Cây Đa, thôn Đoàn Tùng, xã Đông Phú, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

29/08/2013