Sóc Trăng Tìm Hướng Phát Triển Bền Vững Cho Nghề Nuôi Cá Tra

Sáng 6-9, Sở NN&PTNT phối hợp Tổng cục nuôi trồng thủy sản tổ chức triển khai Nghị Định số 36/ 2014 của Chính Phủ về việc nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra cho lãnh đạo các huyện kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung và người nuôi cá tra trong tỉnh Sóc Trăng.
Sở NN&PTNT phối hợp Tổng cục nuôi trồng thủy sản tổ chức triển khai Nghị Định số 36/ 2014 của Chính Phủ về việc nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra cho lãnh đạo các huyện kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung và người nuôi cá tra trong tỉnh Sóc Trăng
Theo thống kê của Chi Cục nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng, diện tích nuôi cá tra trong tỉnh từ 264ha năm 2008 nay chỉ còn 85ha, người nuôi thua lỗ theo thời giá từ 375 triệu đến 500 triệu đồng 1ha. Diện tích treo ao ở huyện Kế Sách chiếm 48%, Cù Lao Dung chỉ còn 9,6ha, phần lớn nông dân chuyển sang nuôi tôm, huyện Long Phú 38,9ha chủ yếu là doanh nghiệp đến thuê ao. Nghề nuôi cá tra xuất khẩu của Sóc Trăng thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn, cơ bản vẫn là giá cá thương phẩm thấp hơn giá thành sản xuất.
Nghị Định 36/2014 của Chính Phủ đã xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ của nghề nuôi cá tra xuất khẩu nên các quy định mới của nghề nuôi cá tra phải có quy hoạch, có đăng ký cụ thể diện tích nuôi, số lượng, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với người nuôi, chế biến và xuất khẩu.
TS Trần Đình Luân, Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản - Tổng Cục NTTS cho rằng: “Nguyên nhân khó khăn là không quản lý được diện tích nuôi, sản lượng nuôi, dẫn đến mất cân đối cung cầu. NĐ 36 nhằm tạo điều kiện để nghề nuôi có sự quản lý chất lượng, số lượng, dự báo giá thị trường để người nuôi giảm bớt khó khăn.
Cần phải có sự quản lý chặt chẻ về sản lượng, từ đó mới có thông tin thị trường, đây là khiếm khuyết lớn nhất mà thời gian qua người nuôi cá tra luôn đứng trước nguy cơ thua lỗ. Vai trò quản lý chuyên ngành của các địa phương là rất quan trọng để có những khuyến cáo và tăng cường liên kết giữa người nuôi, ngân hàng, doanh nghiệp chế biến.
Ông Nguyễn Văn Nốp, Chủ tịch HH nuôi cá nước ngọt huyện Kế Sách nói: “Chúng tôi kiến nghị nên củng cố lại các tổ nuôi, HH nuôi để tăng cường quản lý, không nhỏ lẻ thì mới thành công. Thời gian qua thì mạnh ai nấy nuôi, không ai quản lý thì nghề nuôi nhất định sẽ khó khăn”.
Một trong những nội dung được đại biểu thống nhất cao là phải có sự liên kết giữa người nuôi, ngân hàng và doanh nghiệp. Giải pháp này là rất phù hợp với xu thế phát triển của ngành Nông Nghiệp. Tuy nhiên giá đầu ra của cá tra thương phẩm luôn thấp hơn giá thành sản xuất thì sự liên kết này cũng sẽ không phát huy tác dụng, vì ngân hàng sẽ không thể đầu tư vốn trong tình hình đầu tư không cân đối như vậy.
Điều này thật sự có tác dụng khi giá đầu ra tương đối ổn định, có những dự báo chính thức của ngành chức năng thì nghề nuôi cá tra mới an toàn, bền vững.
Có thể bạn quan tâm

UBND huyện Thoại Sơn (An Giang) vừa họp Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của silic đến sinh trưởng năng suất và chất lượng giống đậu phộng L14 tại Thoại Sơn, An Giang”, do Thạc sĩ Phạm Thị Kiều Oanh-Trạm Khuyến nông Thoại Sơn làm chủ nhiệm.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa triển khai mô hình trồng thanh long ruột đỏ quy mô 1 ha tại xã Phong Vân.

Gắn bó và trồng quýt nhiều năm nay, ông Phạm Văn Thí (ở ấp Bầu Chiên, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được xem là một trong những người trồng quýt giỏi ở vùng này.

Với 500 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN cho vay để thực hiện dự án nuôi cá nước ngọt, nhiều hộ nuôi cá ở xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa đã đầu tư mua con giống, mở rộng ao nuôi...

Với 32km bờ biển, 81 nghìn ha bãi bồi ven biển và gần 4.000ha đất ngập triều, những năm qua, huyện Giao Thủy (Nam Định) đã tập trung phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” của huyện, trọng tâm là phát triển lực lượng khai thác xa bờ, xây dựng hạ tầng dịch vụ nghề cá và phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện.