Sóc Trăng Thả Giống Sớm

Với đà thắng lợi của vụ nuôi tôm năm 2013, năm nay, tại Sóc Trăng, ngay từ đầu vụ là cuộc đua mở rộng diện tích nuôi và thả giống sớm.
Với đà thắng lợi của vụ nuôi tôm năm 2013, đặc biệt nuôi tôm thẻ chân trắng "quay" được 2 vòng (90 ngày/vòng/vụ) lợi nhuận tăng gấp đôi tôm sú. Năm nay, tại Sóc Trăng, ngay từ đầu vụ là cuộc đua mở rộng diện tích nuôi và thả giống sớm. Dọc theo tuyến đường Nam Sông Hậu đến huyện Trần Đề những ngày đầu tháng 3/2014 không khí tấp nập chuẩn bị ao nuôi.
Ông Ngô Văn Chiến, ấp Lợi Đức, thị trấn Long Phú phấn khởi nói: "Năm rồi tôi nuôi chung 2 ao 5.400 m2 thu hoạch gần 10 tấn, trừ chi phí lãi 700 triệu. Năm nay phá mía đào 2 ao, 5.000 m2, chi phí đầu tư kể cả kéo điện trên 200 triệu đồng, đang chuẩn bị lấy nước để thả nuôi".
Theo ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh, hiệp hội có tổng diện tích nuôi tôm 2.700 ha. Việc cải tạo ao nuôi đang rất tích cực dù vẫn còn khó khăn do phải đối phó với dịch bệnh và khả năng tài chính của hội viên. Tuy nhiên hiệp hội phấn đấu năm nay sẽ nuôi đạt khoảng 60% diện tích, tăng 20 - 30% so với năm 2013. Đến cuối tháng 2/2014 toàn tỉnh Sóc Trăng thả nuôi được 5.200/45.000 ha, trong đó thiệt hại 1.500 ha chủ yếu do bệnh đốm trắng và gan tụy.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 29.7, đại diện Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) cho biết tổ chức này cùng với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn vừa ký thực hiện hai chương trình hợp tác là Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học rừng và các dịch vụ hệ sinh thái tại VN và Chương trình bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn ĐBSCL nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (gọi tắt là Chương trình ICMP) giai đoạn 2.

Viện Nghiên cứu và phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu lai tạo và khôi phục nhiều giống lúa chịu mặn, chịu phèn giỏi.

Ngày 30-7, nguồn tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền vừa đồng ý với đề nghị của sở về việc dừng xây dựng đề án quy hoạch, phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.

Phân bón được coi là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, năng suất của cây trồng và gây thiệt hại về kinh tế. Gần đây, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra một số trường hợp như vậy, gây thiệt hại, lo lắng cho nhiều hộ dân.

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, bệnh đạo ôn đã bắt đầu xuất hiện, gây hại với tỷ lệ phổ biến 1-2%, nơi cao 20%, cục bộ theo chòm trên lúa mùa tại các huyện: Điện Biên, Tủa Chùa, Mường Nhé, TP. Điện Biên Phủ…