Sóc Trăng Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Rau An Toàn Đạt Chứng Nhận VietGap

Nhằm khuyến khích người nông dân sản xuất rau an toàn, từ tháng 3 năm 2013, TP.Sóc Trăng đã vận động 13 nông hộ trồng rau ở khóm 6, phường 4 tham gia mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap với diện tích ban đầu là 2,1 ha, đây là dự án điểm do Liên đoàn đô thị Canada tài trợ.
Thực hiện dự án trên, phòng Kinh tế thành phố đã phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ xây hệ thống quản lý chất lượng rau màu theo tiêu chuẩn VietGap, hỗ trợ xây dựng nhà kho, nhà vệ sinh, bồn rửa tay, nhà sơ chế sản phẩm, hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn trực tiếp cho nông dân tham gia mô hình phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, đồng thời tạo điều kiện đầu ra ổn định cho người trồng rau.
Sau vài vụ trồng, bà con đã dần quen cách làm cùng các thao tác kỹ thuật mới, giúp cho việc sản xuất rau theo tiểu chuẩn VietGAP, đến nay, mô hình nầy đã mang lại những hiệu quả tích cực, giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất và được nhiều nông hộ trồng rau quan tâm chú ý.
Hiện nay, Tổ hợp tác trồng rau khóm 6, phường 4 đã trồng được 3 nhóm rau chính: Rau ăn lá có xà lách, cải xanh, cải ngọt, cải bẹ dúng; rau gia vị có quế, húng cây, húng lũi, hành, ngò; rau an quả có dưa leo, khổ qua, đậu cove, đậu đũa… Theo tính toán của bà con tham gia mô hình này, nếu trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, tuy năng suất có giảm khoản 10% nhưng bù lại do ít phun thuốc trừ sâu, bón phân cân đối nên giảm được chi phí sản xuất, nông dân có thể đạt năng suất từ 25-35 tấn/ha mỗi đợt, mỗi năm thu hoạch khoảng từ 5 đến 8 đợt, với giá bán trung bình từ 5.000 đến 6.000 đồng/kg như thời giá hiện nay; sau khi trừ vốn, công lao động, bà con có thể thu lãi mỗi ha khoảng 300 triệu đồng/năm.
Nhằm hỗ trợ các nông hộ tham gia dự án tìm đầu ra ổn định, phòng Kinh tế thành phố phối hợp Ban Quản lý chợ phường 2, chợ Bông Sen - phường 6 đã khai trương 2 quầy bán rau an toàn do chính bà con trồng rau trực tiếp bán hàng với giá ngang bằng với các loại rau thường bán tại chợ.
Việc tổ chức tiêu thụ rau sạch tại quầy đã giúp cho người trồng rau tiếp nhận thông tin từ người tiêu dùng để làm cơ sở phân công, điều chỉnh sản xuất hợp lý đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Những nông hộ tham gia mô hình cũng mong muốn thành phố Sóc Trăng tiếp tục tăng cường quảng bá để bà con tiêu dùng địa phương hiểu rõ lợi ích, hình thành thói quen thường xuyên mua và sử dụng rau an toàn vì sức khỏe của chính mình, đồng thời xúc tiến đăng ký thương hiệu cho các loại rau an toàn được sản xuất tại thành phố Sóc Trăng.
Có thể bạn quan tâm

Đơn Dương là huyện phía Nam của cao nguyên Lâm Viên, chỉ cách TP. Đà Lạt chừng 30km. Với những lợi thế về đất đai, khí hậu, huyện Đơn Dương hoàn toàn có thể tin tưởng về một vùng chuyên chăn nuôi bò sữa đầu tiên trên đất Tây Nguyên.

Công ty TNHH Sinh Thái Trung Việt (Gia Lai) vừa phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Ninh Hải tổ chức Hội thảo hướng dẫn ứng dụng chế phẩm “Vườn sinh thái Rainbow” trong sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân xã Xuân Hải.

Đây là lời cảnh báo của ông Trần Vũ Thanh - kỹ sư, cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần thuốc bảo vệ thực vật An Giang. Ông Thanh cho biết, theo dõi diễn biến sâu bệnh trên trà lúa vụ Đông - Xuân của nông dân huyện Ba Tri (Bến Tre), thấy mật độ bướm nở ngày càng nhiều, nở rộ, gói lứa sâu liên tục.

Anh Võ Văn Bé là một trong những hộ đầu tiên ở ấp Ninh Lợi (xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân) đưa giống chim bồ câu Pháp về nuôi. Hiện anh nuôi trên 120 cặp chim.

Đặc thù khí hậu của tỉnh ta có lượng mưa thấp trong năm (mưa tập trung vào các tháng 8, 9,10) và nắng nóng kéo dài trong ngày (có thể từ 10 giờ sáng đến 3- 4 giờ chiều), nên lượng cỏ xanh trong tự nhiên khan hiếm. Với tập quán chăn thả tự nhiên, bãi chăn chỉ dựa vào nước trời là chính thì nguy cơ thiếu thức ăn cho đàn gia súc có sừng (bò, dê, cừu) là rất cao.