Sóc Trăng Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Rau An Toàn Đạt Chứng Nhận VietGap

Nhằm khuyến khích người nông dân sản xuất rau an toàn, từ tháng 3 năm 2013, TP.Sóc Trăng đã vận động 13 nông hộ trồng rau ở khóm 6, phường 4 tham gia mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap với diện tích ban đầu là 2,1 ha, đây là dự án điểm do Liên đoàn đô thị Canada tài trợ.
Thực hiện dự án trên, phòng Kinh tế thành phố đã phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ xây hệ thống quản lý chất lượng rau màu theo tiêu chuẩn VietGap, hỗ trợ xây dựng nhà kho, nhà vệ sinh, bồn rửa tay, nhà sơ chế sản phẩm, hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn trực tiếp cho nông dân tham gia mô hình phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, đồng thời tạo điều kiện đầu ra ổn định cho người trồng rau.
Sau vài vụ trồng, bà con đã dần quen cách làm cùng các thao tác kỹ thuật mới, giúp cho việc sản xuất rau theo tiểu chuẩn VietGAP, đến nay, mô hình nầy đã mang lại những hiệu quả tích cực, giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất và được nhiều nông hộ trồng rau quan tâm chú ý.
Hiện nay, Tổ hợp tác trồng rau khóm 6, phường 4 đã trồng được 3 nhóm rau chính: Rau ăn lá có xà lách, cải xanh, cải ngọt, cải bẹ dúng; rau gia vị có quế, húng cây, húng lũi, hành, ngò; rau an quả có dưa leo, khổ qua, đậu cove, đậu đũa… Theo tính toán của bà con tham gia mô hình này, nếu trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, tuy năng suất có giảm khoản 10% nhưng bù lại do ít phun thuốc trừ sâu, bón phân cân đối nên giảm được chi phí sản xuất, nông dân có thể đạt năng suất từ 25-35 tấn/ha mỗi đợt, mỗi năm thu hoạch khoảng từ 5 đến 8 đợt, với giá bán trung bình từ 5.000 đến 6.000 đồng/kg như thời giá hiện nay; sau khi trừ vốn, công lao động, bà con có thể thu lãi mỗi ha khoảng 300 triệu đồng/năm.
Nhằm hỗ trợ các nông hộ tham gia dự án tìm đầu ra ổn định, phòng Kinh tế thành phố phối hợp Ban Quản lý chợ phường 2, chợ Bông Sen - phường 6 đã khai trương 2 quầy bán rau an toàn do chính bà con trồng rau trực tiếp bán hàng với giá ngang bằng với các loại rau thường bán tại chợ.
Việc tổ chức tiêu thụ rau sạch tại quầy đã giúp cho người trồng rau tiếp nhận thông tin từ người tiêu dùng để làm cơ sở phân công, điều chỉnh sản xuất hợp lý đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Những nông hộ tham gia mô hình cũng mong muốn thành phố Sóc Trăng tiếp tục tăng cường quảng bá để bà con tiêu dùng địa phương hiểu rõ lợi ích, hình thành thói quen thường xuyên mua và sử dụng rau an toàn vì sức khỏe của chính mình, đồng thời xúc tiến đăng ký thương hiệu cho các loại rau an toàn được sản xuất tại thành phố Sóc Trăng.
Có thể bạn quan tâm

Cây tiêu trồng trên đất đá ong ở xã Hoài Thanh (Hoài Nhơn, Bình Định) ít sinh dịch bệnh, cho năng suất cao, chất lượng ngon nên bán được giá.

Đó là cách nói dân dã của các hộ nông dân chuyên về nghề trồng rau mà họ gắn bó bao năm nay. Tuy nhiên, bên cạnh việc chăm chỉ làm ăn của chính các hộ dân, sự đầu tư thiết bị sản xuất, kỹ thuật gieo trồng, nguồn nước tưới và đầu ra sản phẩm từ phía ngành chức năng và chính quyền địa phương là yếu tố hỗ trợ tích cực cho người trồng rau bám đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Hiện tại nông dân các địa phương trong tỉnh đang tất bật xuống giống cây trồng vụ mùa 2015. Đây là thời điểm các huyện phía Tây bước vào mùa mưa nên các loại sâu bệnh gây hại có thể xuất hiện mạnh trên cây trồng, nhất là các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu…

Ngoài cánh đồng lúa Hè thu ở khu vực 2, phường III, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, đang xuất hiện một vài trường hợp khá hy hữu. Khi mà ruộng đến ngày thu hoạch bỗng nhiên trên bông lúa vàng đâm chồi xanh mướt, hoặc hạt nứt vỏ lộ cả phần gạo trắng phía bên trong.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng địa phương là chủ trương lớn của huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) sau khi tái lập huyện.