Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sóc Trăng Cảnh Báo Môi Trường Là Cần Thiết

Sóc Trăng Cảnh Báo Môi Trường Là Cần Thiết
Ngày đăng: 20/12/2014

Quan trắc môi trường để có những thông tin cần thiết, cảnh báo về độ mặn, dịch bệnh, thời tiết, là rất quan trọng đối với người nuôi tôm. Diễn biến thời tiết, khí hậu, dịch bệnh luôn phức tạp, khó lường, người nuôi tôm không chỉ muốn nắm vững thông tin này để chủ động đề phòng, mà còn rất cần thông tin về giải pháp.

Tại Hội Nghị tổng kết vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014, nhiều hộ nuôi đã kiến nghị nên có thông tin cảnh báo gắn với những biện pháp ứng phó cụ thể và thông tin rộng rãi trên các phương tiện thôn tin để người nuôi tôm biết, giúp hạn chế những yếu tố bất lợi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vụ nuôi.

Trao đổi với lãnh đạo Hiệp hội tôm Mỹ Thanh – ông Nguyễn Văn Nhiệm – chủ tịch Hiệp hội khẳng định: nếu những năm trước chúng ta vẫn duy trì được công tác quan trắc môi trường về độ mặn, dịch bệnh, thời tiết, khí hậu, nhưng chủ yếu vẫn là nhận xét tình hình, thông tin kết quả mang tính nội bộ trong ngành, chưa có có những thông tin cảnh báo về giải pháp cụ thể trước xu thế biến động của môi trường và chưa có biện pháp thông tin kết quả đó cho người nuôi.

Diễn biến môi trường, dịch bệnh ngày càng xấu đi, kết quả quan trắc và hướng ứng phó sẽ giúp ích rất lớn cho người nuôi tôm hiện nay. Kỹ sư Nguyễn Minh Tùng, cán bộ kỹ Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh cho biết: “Đối với nghề nuôi tôm thì rất cần những kết quả quan rắc của ngành chuyên môn và thông tin đó sẽ giúp cho người nuôi phân tích, đánh giá tình hình dự báo để chủ động phòng ngừa. Như ở Trần Đề, điều kiện nguồn nước về độ mặn, dịch bệnh là rất quan trọng nếu được thông tin cụ thể thì người nuôi chủ động hơn trong việc ứng phó, phòng ngừa”.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Sóc Trăng, bắt đầu từ vụ nuôi năm 2015, Trung tâm quan trắc môi trường – Sở Tài Nguyên và Môi Trường; Trung Tâm quan trắc môi trường Chi Cục nuôi trồng thủy sản, Chi Cục thú y sẽ thường xuyên công bố kết quả quan trắc trên cơ sở phân tích, nhận định tình hình, điều kiện, cảnh báo các yếu tố thời tiết, mầm bệnh, dịch bệnh trên tôm ở các vùng nuôi tôm nước lợ trong tỉnh Sóc Trăng và thông tin hàng tuần thông qua kênh truyền thông và thông tin tập huấn cho nông dân.

Hiện nay Chi cục thú y Sóc Trăng đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác quan trắc, cảnh báo mầm bệnh, dịch bệnh ở các cửa sông, các vùng nuôi thông qua vật chủ trung gian, tôm tép tự nhiên, qua các mẫu tôm nuôi để có những kết luận cụ thể, trên cơ sở đó thông tin rộng rãi cho người nuôi qua kênh truyền thông, qua các cuộc tập huấn kỹ thuật cho nông dân.

Ông Trương Dương Minh, Cán bộ thú y xã Lịch Hội Thượng cho biết: “Chúng tôi thường xuyên đến các cửa cống để quan trắc qua các động vật chủ, như tôm tép ngoài tự nhiên để lấy mẫu xem coi môi trường có mang mầm bệnh vì không để mình cảnh báo cho người nuôi đừng lấy nước vào khi có mầm bệnh, mỗi tuần chúng tôi lấy mẫu 2 lần”.

Hiện nay diện tích nuôi tôm năm 2015 đã được trên 2.000 ha, phần lớn vẫn là giai đoạn chuẩn bị cải tạo ao nuôi và xử lý nước trước khi thả giống, chính vì thế mà thông tin quan trắc môi trường cảnh báo mầm bệnh, dịch bệnh là rất cần thiết để người nuôi chủ động phòng ngừa.

Những biện pháp tăng cường trong vụ nuôi mới có thể xem là giải pháp hữu ích, đáp ứng nhu cầu thông tin thời tiết, môi trường, dịch bệnh cho người nuôi tôm nước lợ. Thạc sĩ Trần Tuấn Phong, Trưởng Phòng dịch tể - Chi cục Thú y Sóc Trăng cho biết thêm: “Mục tiêu của chúng tôi là làm thế nào tìm hiểu tình hình bệnh trên tôm qua các vật chủ trung gian để đưa về xét nghiệm.

Ví dụ như khi kết quả quan trắc cho thấy bệnh đốm trắng xuất hiện thì chúng tôi sẽ đưa kết quả đó xuống người nuôi để thận trọng trong lấy nước, hoặc lấy nước rồi thì phải xử lý thật tốt”.

Năm 2014, mức độ thiệt hại trên tôm nuôi chiếm đến 41%, đây là dấu hiệu bất lợi cho vụ nuôi mới. Mục tiêu của tỉnh Sóc Trăng là phải tập trung mọi biện pháp kéo giảm tỉ lệ thiệt hại ở vụ nuôi 2015 xuống còn dưới 20%; Bên cạnh việc kiểm tra quản lý chặt chẻ các yếu tố đầu vào, thì các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ cho người nuôi là rất quan trọng.

Chính vì thế mà các cơ quan chuyên môn ngành Nông Nghiệp cần tập trung cho công tác quan trắc môi trường, kiểm tra, xét nghiệm chặt chẻ, có biện pháp cụ thể để khắc phục, ứng phó phù hợp, để làm giảm thiệt hại cho người nuôi tôm tỉnh nhà.

Nguồn bài viết: http://thst.vn/Chi_tiet_tin.aspx?key=3805&keycon=22&lsk=&keyntc=6


Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Từ 2 Giống Cỏ Mới Trồng Tại Gia Lai Triển Vọng Từ 2 Giống Cỏ Mới Trồng Tại Gia Lai

Từ 2 ha giống cỏ hỗ trợ trồng khảo nghiệm để nhân rộng mô hình trong phát triển chăn nuôi bò, đến nay 2 giống cỏ voi VA06 và cỏ hàng chông đã được người chăn nuôi chấp nhận đưa vào trồng khá phổ biến, góp phần giải quyết nguồn thức ăn xanh tại chỗ cho đàn bò của địa phương.

25/11/2014
3 Sào Rau Má Trong Vườn Điều Cho Thu Trăm Triệu Đồng 3 Sào Rau Má Trong Vườn Điều Cho Thu Trăm Triệu Đồng

Kinh tế khó khăn, giá cả nông sản bấp bênh, sâu bệnh phá hoại, khí hậu thất thường... đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nông dân. Để thích nghi với tình hình thực tế, nhiều gia đình đã áp dụng khoa học - kỹ thuật, xen canh tăng vụ để thêm thu nhập. Trồng rau má xen dưới vườn điều của gia đình chị Đinh Thị Lý, tại ấp 5, xã Đồng Tiến (Đồng Phú - Bình Phước) là một điển hình.

25/11/2014
Sóc Trăng – Người Trồng Nấm Bào Ngư Tiếp Tục Thắng Lợi Sóc Trăng – Người Trồng Nấm Bào Ngư Tiếp Tục Thắng Lợi

Trồng nấm bào ngư có ưu điểm là không sử dụng thuốc, phân bón, nông dân có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để trồng. Mô hình ít vốn đầu tư, không cần nhiều diện tích, có thể tận dụng chuồng heo, chuồng gà để che mưa, tùy vào diện tích mỗi gia đình. Khoảng 20 ngày sau khi treo phôi là có thể thu hoạch đợt đầu và thời gian thu hoạch kéo dài 3 tháng.

25/11/2014
Mô Hình Xen Canh Hiệu Quả Cho Vùng Bán Sơn Địa Bảy Núi Mô Hình Xen Canh Hiệu Quả Cho Vùng Bán Sơn Địa Bảy Núi

Vùng Bảy Núi (An Giang) với đặc điểm địa hình bán sơn địa, khá thích hợp với các mô hình đa canh và xen canh. Hơn nữa, vườn đồi, vườn rừng núi Cấm đa số trồng nhiều loài cây, như: Xoài, mít, vú sữa, sầu riêng…là những loại cây có thể tận dụng cho dây tiêu đeo bám.

25/11/2014
Phục Tráng Và Bảo Tồn Mía Tím Hòa Bình Phục Tráng Và Bảo Tồn Mía Tím Hòa Bình

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện toàn tỉnh trồng khoảng trên 8.700 ha mía, trong đó, khoảng 6.000 ha mía tím, các địa phương trồng nhiều nhất là Cao Phong 2.492 ha, Kim Bôi 1.074 ha, Tân Lạc 1.515 ha, Yên Thủy 1.491 ha. Cây mía tím cho hiệu quả kinh tế cao, được coi là cây giảm nghèo của người nông dân trên địa bàn tỉnh.

25/11/2014