Sợ rủi ro, nông dân cho thuê cả vườn chôm chôm, măng cụt

Đang vào mùa trái cây chính vụ nhưng nhiều hộ dân ở Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước lại cho thuê cả vườn hoặc bán mão để được mức giá ổn định, thu tiền một lần. Bà con lý giải, cách làm này vừa tránh được tình trạng tư thương ép giá vừa đỡ nỗi lo mất mùa.
Ngay từ đầu vụ, nhiều "cò" vườn và đại lý thu mua đã về các vùng trái cây nổi tiếng như Long Khánh (Đồng Nai), Lái Thiêu (Bình Dương) để săn tìm vườn tốt.
Ông Nguyễn Văn Dõi, một đại lý thu mua măng cụt ở Lái Thiêu, cho biết, vài năm trở lại đây, các nhà vườn ở huyện Thuận An không còn cân trái cây để bán, mà chuyển hết sang hình thức bán mão, tức tính đầu cây lấy tiền hoặc cho thuê cây. Giá một cây măng cụt vụ này là 300.000 đồng 3 tháng. Mức này sẽ giảm còn 100.000-200.000 đồng nếu thời hạn thuê từ một năm trở lên, thương lái tự chăm sóc cây.
Bỏ ra hơn 100 triệu đồng để thuê gần 100 cây măng cụt, sau khi trừ hết chi phí phân bón, công chăm sóc, thu hái, mùa này, ông Dõi lời hơn 30 triệu đồng. “Trước khi quyết định, người thuê phải quan sát xem lượng bông và trái từng cây, để định đúng mức giá, nếu không rành cách 'độ' sản lượng cầm chắc lỗ. Sau đó, chúng tôi còn phải thuê cả người chăm sóc, giữ cây để tránh bị hái trộm", ông Dõi nói.
Theo một chủ vườn ở Long Khánh, người thuê phải thanh toán 100% tiền khi nhận vườn. Ngoài ra, họ phải tự giữ cây, thu hoạch xong mới trả lại cho chủ. Thường những người thuê vườn là thương lái đến từ các chợ, cửa hàng, đại lý nông sản lớn ở địa phương và TP HCM.
Với cách mua bán này, các đại lý chủ động được số lượng trái cây, mức giá và quan trọng hơn là dự trữ được trái chín ngay trên cây để phân phối theo nhu cầu thị trường, tránh dội chợ.
Anh Thạo, chủ một cửa hàng trái cây ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, TP HCM cho biết, cửa hàng anh đang thuê 6 vườn trái cây ở Long Khánh, chủ yếu là xoài và chôm chôm nhãn, với mức giá 20-30 triệu đồng/ha. Anh thuê ngay khi cây vừa ra trái và được thu hoạch đến hết mùa.
Cũng theo anh Thạo, ngoài số lượng thu về bán sỉ tại chợ, khi có khách đặt hàng số lượng lớn, anh sẽ cho xe tải xuống vườn hái và trực tiếp giao cho khách tại đây. Cũng nhờ vậy mà anh chủ động được lượng bán ra.
Anh Lã Đức Tuấn là chủ 2 vườn chôm chôm ở Long Khánh, Đồng Nai. Đang chính vụ thu hoạch nhưng giá chôm chôm chỉ còn 1.500-2.000 đồng/kg với loại thường và 4.500-6.000 đồng/kg với chôm chôm nhãn. Trong khi các hộ khác lo lắng cảnh được mùa, mất giá thì anh Tuấn thở phào. Ngay từ đầu vụ, vợ chồng anh đã cho thuê cả hai vườn với giá tổng cộng 50 triệu đồng.
Anh cho hay, mấy năm gần, cảnh được mùa mất giá, được giá mất mùa diễn ra khá thường xuyên. Do đó, việc cho thuê vườn, bán mão giúp anh và các chủ vườn khác cầm chắc sso tiền ổn định, không hồi hộp lo thương lái ép giá. "Thời gian rảnh, tôi làm việc khác kiếm thêm thu nhập. Sau khi hết vụ, lúc người thuê trả vườn, tôi sẽ quay lại chăm sóc, chuẩn bị cho vụ sau”, anh Tuấn cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Cá tra được xem là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế sản phẩm cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới được quan tâm đặc biệt trong những năm gần đây. Với Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29-4-2014 của Chính phủ Về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra (Nghị định 36), cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến phải được nuôi từ cơ sở nuôi cá tra thương phẩm đáp ứng theo các điều kiện quy định.

Nhóm nghiên cứu Đặng Quốc Cường, Công ty cổ phần BVTV Delta, Cần Thơ; Trương Thị Nga, khoa môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Trường đại học Cần Thơ và Trần Thị Diễm Phúc, Công ty xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Cần Thơ đã nghiên cứu “Hiệu quả sử dụng đất ngập nước trồng lúa để xử lý nước ô nhiễm của ao ươm cá tra”, với mục đích tận dụng lại nguồn dưỡng chất có trong nước thải ao ươm cá tra giống cung cấp cho quá trình phát triển của cây lúa, góp phần hạn chế ô nhiễm nước mặt từ quá trình ươm cá tra giống.

Thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển trang trại thủy sản thâm canh cao giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Bắc Giang, Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) đang chuẩn bị các điều kiện để xây dựng 3 mô hình nuôi cá thâm canh cao tại 3 huyện: Lạng Giang, Yên Dũng, Hiệp Hòa.

Không khuất phục trước khó khăn, bằng sức trẻ, sự siêng năng cần cù cộng với lợi thế đất đai của gia đình, chị Nguyễn Thị Duyên, 34 tuổi, ở xã Cát Minh – huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá và ba ba, tạo thu nhập đáng kể cho gia đình, được nhiều người mến phục.

Với diện tích thả nuôi năm 2014 gần 603 ha, huyện Tam Nông được xem là “thủ phủ” tôm càng xanh (TCX) tại Đồng Tháp.