Sơ Kết Mô Hình Chuỗi Thí Điểm Cá Rô Đồng Theo Hướng An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm

Ngày 12-12, Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị sơ kết công tác triển khai mô hình chuỗi thí điểm cá rô đồng cung cấp thực phẩm an toàn tại tỉnh Hậu Giang năm 2013. Đến dự, có đại diện lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Nam bộ, một số tỉnh khu vực ĐBSCL và nông dân trên địa bàn tỉnh.
Theo kế hoạch, mô hình được thực hiện từ năm 2013-2014, có 2 hợp tác xã, 2 vựa thu mua thủy sản và 32 hộ dân tham gia, với diện tích 30ha. Trong năm qua, Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản tỉnh đã tiến hành nhiều cuộc họp triển khai về ý nghĩa, hiệu quả thực hiện mô hình, các quy trình khi tham gia, tập huấn các kiến thức về đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình nuôi, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm thu gom vận chuyển theo GMP, SSOP,…
Qua quá trình tập huấn, ý thức của người dân về chăn nuôi theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm ngày một nâng cao và ngày càng nhân rộng cách làm này. Trong năm 2014, Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản tỉnh tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, tuyên truyền về sản phẩm thực hiện mô hình chuỗi cá rô đồng theo hướng an toàn, đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ các tác nhân tham gia chuỗi nâng cấp, cải thiện điều kiện thực phẩm theo yêu cầu quy định,
Có thể bạn quan tâm

Suốt 11 tháng qua, các doanh nghiệp và người chăn nuôi gà công nghiệp trong nước đều đang bán dưới giá thành. Ước tính với số lỗ khoảng 10 nghìn đồng/con gà như hiện nay, trong 11 tháng qua, ngành chăn nuôi đã lỗ gần 1.376 tỷ đồng.

Hiện nay, các loại cá đồng non như: cá lòng ròng, cá rô tăm tích, cá sặt sữa… đang được bày bán hầu khắp các chợ với giá trên dưới 200.000 đồng/kg. Những người “chạy chợ” thâm niên đã tham gia tàn phá tài nguyên, tận diệt nguồn lợi cá đồng với câu cửa miệng cũ rích: “Vì nhà nghèo mới đi bắt cá non bán để mua gạo kiếm sống”(!?). Thật là đáng trách!

Hiện đang là cao điểm mùa mưa, tuy nền nhiệt giảm, mức chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm không cao, nhưng môi trường ao nuôi luôn biến động, một số bệnh trên tôm nuôi sẽ phát sinh, như bệnh đỏ thân đốm trắng, bệnh mềm thân, hiện tượng tôm bị sốc do nhiệt độ tăng, giảm đột ngột, phát sinh khí độc dưới đáy ao, rong tảo cũng có cơ hội bùng phát.

Nghề truyền thống đánh bắt thủy hải sản của ngư dân Bến Tre rất phong phú, đa dạng. Từ nghề cào đơn, cào đôi… đến nghề câu mực hàng năm đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngư dân. Trong đó, nghề câu mực phát triển nhanh, hiện toàn tỉnh có 140 tàu (câu tay 137 chiếc, câu giàn 3 chiếc), tập trung tại huyện Bình Đại và Ba Tri.

Có hồ, chẳng lẽ bỏ hoang, anh Phan Thanh Thánh (SN 1984) đầu tư trang bị hệ thống lọc nước sạch nuôi tôm nên thắng to!