Sinh Sản Nhân Tạo Cá Ngát Thành Công

Cá Ngát (Plotosus canius Hamilton, 1822), một loài cá da trơn có kích cỡ thương phẩm tương đối lớn, trung bình cá 2 năm tuổi có trọng lượng từ 2- 3 kg/con. Cá ngát được xem là một loại đặc sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long với chất lượng thịt rất ngon, bổ dưỡng. Hiện nay trên thị trường, cá có trọng lượng trên 1kg được bán với giá từ 40.000 - 50.000 đồng .
Do có giá trị kinh tế cao nên nhiều ngư dân đã khai thác tích cực đối tượng này dẫn đến sự cạn kiệt dần nguồn cá ngoài tự nhiên . Trên cở sở điều tra của Trung Tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản An Giang, bước đầu có thể nhận định cá Ngát hoàn toàn có thể nuôi được trong các lồng bè đặt nơi có dòng chảy tốt, và đây có thể được xem là một đối tượng nuôi mới rất hiệu quả trong tương lai.
Với sự tích cực và quyết tâm của Đơn vị, sau 6 tháng nghiên cứu , ngày 19/10/2005 Trung Tâm đã cho sinh sản nhân tạo cá ngát thành công. Kết quả bước đầu này mở ra một triển vọng mới cho nghề nuôi thủy sản ở An Giang – vốn được xem là có những đột phá hữu hiệu và đầy sáng tạo.
Trên cơ sở kết quả thành công ban đầu, Trung Tâm sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo và quy trình nuôi cá thương phẩm trong một thời gian gần nhất để nhanh chóng giới thiệu đối tượng nuôi mới này cho ngư dân trong tỉnh
Có thể bạn quan tâm

Đó là chia sẻ của TS Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khi nhận định về những khó khăn, thách thức mà ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải đối mặt khi gia nhập các hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới.

Trong bối cảnh hội nhập, việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và xây dựng thương hiệu nông sản đang trở nên cấp thiết.

Việc siêu thị từ chối hàng nông sản tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng như sản phẩm khu vực này khó cạnh tranh trên thị trường đang làm cho người nông dân gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia cho rằng nên “phá bỏ để làm mới” lĩnh vực sản xuất nông sản thì mới hy vọng tình hình chuyển biến tốt hơn.

Nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp với biến đổi khí hậu, trong tương lai không xa, có không ít doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thu hẹp sản xuất, thậm chí bị phá sản vì thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Nhiều chuyên gia cho rằng trong vòng 20 năm nữa, Việt Nam vẫn phải đứng trên “đôi chân nông nghiệp”. Điều này báo chí đã phân tích nhiều, có lẽ không cần bàn cãi. Bài viết này ghi nhận ý kiến của các chuyên gia liên quan đến câu chuyện thay đổi tư duy làm nông nghiệp của Việt Nam. Đáng chú ý, bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Israel tại Việt Nam, khẳng định: nông nghiệp chính là tương lai.