Sinh Sản Nhân Tạo Cá Ngát Thành Công

Cá Ngát (Plotosus canius Hamilton, 1822), một loài cá da trơn có kích cỡ thương phẩm tương đối lớn, trung bình cá 2 năm tuổi có trọng lượng từ 2- 3 kg/con. Cá ngát được xem là một loại đặc sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long với chất lượng thịt rất ngon, bổ dưỡng. Hiện nay trên thị trường, cá có trọng lượng trên 1kg được bán với giá từ 40.000 - 50.000 đồng .
Do có giá trị kinh tế cao nên nhiều ngư dân đã khai thác tích cực đối tượng này dẫn đến sự cạn kiệt dần nguồn cá ngoài tự nhiên . Trên cở sở điều tra của Trung Tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản An Giang, bước đầu có thể nhận định cá Ngát hoàn toàn có thể nuôi được trong các lồng bè đặt nơi có dòng chảy tốt, và đây có thể được xem là một đối tượng nuôi mới rất hiệu quả trong tương lai.
Với sự tích cực và quyết tâm của Đơn vị, sau 6 tháng nghiên cứu , ngày 19/10/2005 Trung Tâm đã cho sinh sản nhân tạo cá ngát thành công. Kết quả bước đầu này mở ra một triển vọng mới cho nghề nuôi thủy sản ở An Giang – vốn được xem là có những đột phá hữu hiệu và đầy sáng tạo.
Trên cơ sở kết quả thành công ban đầu, Trung Tâm sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo và quy trình nuôi cá thương phẩm trong một thời gian gần nhất để nhanh chóng giới thiệu đối tượng nuôi mới này cho ngư dân trong tỉnh
Có thể bạn quan tâm

5.000 con gà rừng tai đỏ, tai trắng được chăn thả tự nhiên trên diện tích 30ha của Trang trại gà rừng NTC - trang trại chăn nuôi gà rừng thuần chủng lớn nhất Việt Nam.

Ủy ban Dân tộc (UBDT) vừa tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 56/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường cán bộ, công chức có thời hạn về các huyện, xã trọng điểm vùng DTTS.

Đó là mục tiêu đặt ra đến năm 2020 trong Chương trình xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2016 – 2020, do UBND thành phố vừa ban hành.

Dù mục tiêu đặt ra là tới năm 2020 mới hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng tới thời điểm này, nhiều địa phương thuộc thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đã đạt chuẩn 19 tiêu chí, trong đó xã Điện Hòa là một ví dụ điển hình.

Từ xuất phát điểm chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ, chỉ trong vòng 10 năm Hà Tĩnh đã trở thành tỉnh có quy mô chăn nuôi lợn lớn nhất ở khu vực miền Trung.