Sim Rừng Phú Quốc Giá 100.000 Đồng/kg Ở Hà Nội

Hiếm hàng, thường chỉ đặt mua được số lượng ít nên giá sim rừng đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Đắt nhất là sim Phú Quốc với giá tới 100.000 đồng/kg.
Được xem là loài cây với cả lá, hoa, quả, thân, rễ có tác dụng chữa bệnh, sim xuất hiện nhiều tại các cánh rừng khu vực trung du miền núi phía Bắc, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Quảng Ngãi hay tại các vùng đảo như Lý Sơn, Phú Quốc, Côn Đảo.
Đang cuối vụ nên giá sim rừng bán tại Hà Nội qua các shop online hiện dao động ở mức khá cao, từ 35.000 đồng đến 50.000 đồng/kg, thậm chí là 100.000 đồng/kg với sim đặc sản Phú Quốc.
Loại quả rừng dân dã này hiện trở thành hàng hiếm tại Hà Nội và được bán với giá trên 40.000 đồng/kg.
Mua tại đảo, giá sim Phú Quốc là 50.000 đồng/kg, nhưng khi về đến Hà Nội, loại quả này được bán với mức 100.000 - 120.000 đồng/kg.
Theo chị Nguyễn Hà, một chủ cửa hàng bán đặc sản online tại đường Nguyễn Trãi, Hà Nội, giá sim rừng năm nay đắt gấp vài lần so với năm ngoái là do lượng cung hàng rất ít. "Khoảng đầu tháng 6, giá sim miền Bắc và miền Trung chỉ khoảng 25.000 đồng/kg do quả nhỏ, chất lượng không cao.
Nhưng vào chính vụ, mỗi lần lấy hàng tôi chỉ đặt được khoảng 15 - 20kg, cộng với tiền vận chuyển nên giá về tới Hà Nội đắt hơn nhiều so với trước. Năm ngoái, có lúc giá sim rừng mua tại gốc chỉ 10.000 - 12.000 đồng/kg, nhưng năm nay không còn giá này nữa", chị Hà cho biết.
Được săn mua nhiều nhất là sim rừng Phú Quốc do quả mọng, lớn, có vị đậm, thường cho quả quanh năm do thời tiết nắng nóng ổn định. Tuy được xem là đặc sản nhưng sim rừng tự nhiên ở đây khá hiếm, rất ít người bản địa biết nơi tìm hái.
Vốn là loài cây bụi, mọc sâu trong rừng tại những khu vực nhiều nắng và đất khô, lại dần bị thay thế bởi rừng trồng đặc hữu nên vùng sim tự nhiên giảm mạnh, một người đi tìm hái vào đúng mùa cũng chỉ được khoảng 3 - 4kg mỗi ngày. Nguồn hàng còn lại được mua từ các trang trại sim, sau khi chủ vườn đã bán đổ buôn cho các cở sở sản xuất rượu vang hay mật sim.
Theo các chủ cửa hàng, hiện giá sim Phú Quốc mua tại chợ trên đảo đã là 50.000 đồng/kg, nhưng nếu đưa được về Hà Nội thì giá bán phải lên tới 100.000 đến 120.000 đồng/kg.
"Ở Hà Nội bán chủ yếu là sim miền Trung, miền Bắc, chứ sim Phú Quốc hiếm lắm vì đã là cuối vụ chính trong năm. Người dân bản địa đã thu mua gần hết sim để ủ mật, làm đồ uống đóng chai, chỉ một số rất ít bán ra ngoài", chủ một shop bán hàng trên đường Nguyễn Văn Cừ chia sẻ.
Tại Việt Nam, sim rừng chủ yếu thuộc giống hồng sim, hoa màu đỏ và quả thuôn dài, màu tím, trong khi sim tại một số nước như Úc, Mỹ lại thuộc giống tiểu sim, hoa trắng, quả tròn, có màu xanh đen, và thường được gọi với tên việt quất.
Tuy nhiên, so với giá sim tại Việt Nam, sim (việt quất) nhập khẩu từ các thị trường này có mức giá rất đắt đỏ, thông thường từ 2,7 đến 3 triệu đồng/kg do sản phẩm được trồng trong các trang trại theo phương pháp công nghiệp và khắt khe về kỹ thuật.
Có thể bạn quan tâm

Diện tích thu hoạch mỗi vụ trong năm từ 90-120ha/máy, nếu tính trung bình khoảng 100ha/máy ở 2 vụ chính là Đông xuân và Hè thu, thì với giá thu hoạch lúa bằng máy khoảng 300.000 đồng/công, sẽ cho nguồn thu mỗi máy/vụ là 300 triệu đồng.

Từ năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn VietGAP áp dụng trên các loại nông thủy sản Việt Nam. Ngành nông nghiệp Đồng Tháp cũng từng bước triển khai áp dụng cho người nông dân thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn GAP để tiến đến tiêu chuẩn GlobalGAP và một số tiêu chuẩn bắt buộc khác của các nhà nhập khẩu.

Tuy cây tam thất có giá trị kinh tế cao, điều kiện thổ nhưỡng ở xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) phù hợp, nhưng người dân nơi đây cần phải thận trọng khi mở rộng diện tích trồng loài cây này bởi sản phẩm chưa có đầu ra ổn định.

Trưa 16/7, bão Rammasun đã đi vào Biển Đông. Theo dự báo, đây là cơn bão mạnh, sẽ gây mưa lớn 200-300 mm cho các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ. Khả năng gây ngập úng cho lúa mới cấy là rất cao, nhất là với vùng thung lũng miền núi phía bắc, vùng thấp trũng Đồng bằng sông Hồng.

Nuôi ốc bươu đen trong ao, mương vườn hiện đang là mô hình kiếm ra tiền cho bà con nông dân ở huyện Châu Thành A. Chính vì vậy mà cán bộ Trạm khuyến nông - khuyến ngư huyện Châu Thành A Đỗ Thanh Hải thực hiện đề tài “Ứng dụng sản xuất giống và nghiên cứu nuôi ốc bươu đen thương phẩm”. Đề tài vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ huyện nghiệm thu loại khá.