Si Ma Cai (Lào Cai) có 6,5 ha tam thất cho thu hoạch nụ hoa

Hiện, người trồng cây tam thất tại huyện Si Ma Cai đang vào vụ thu hoạch nụ hoa. Theo tính toán của người dân, các vườn trồng cây tam thất trên địa bàn huyện cho thu khoảng hơn 2 tạ nụ trong vụ hoa năm 2015.
Si Ma Cai hiện có 6,5 ha cây tam thất cho thu hoạch nụ hoa, trong đó có 5,5 ha cây trồng một năm và 1 ha cây trồng trên 2 năm, người trồng cây tam thất cho biết: Tại các vườn mới trồng một năm chỉ có thể cho thu khoảng 25 - 30kg nụ/ha, còn vườn trồng cây 2 năm trở lên sẽ cho thu khoảng 50kg nụ/ha.
Việc thu hoạch nụ hoa tam thất và bán với giá cao, đã giúp người trồng có thêm niềm tin để phát triển vùng trồng cây tam thất, từng bước nâng cao thu nhập, góp phần vào việc giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ lớn về diện tích mà Yên Bái còn có trên 4.000ha chè Shan tuyết vùng cao rất quý hiếm không phải địa phương nào cũng có. Tuy nhiên, do trồng nhỏ lẻ, phân tán cùng với công nghệ chế biến chưa hiện đại nên diện tích chè đặc sản Shan tuyết vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng, thế mạnh.

Xuất phát từ thực tế đó, vừa qua, sáng kiến mới về chiếc máy thu hoạch bắp - lúa của Công ty TNHH MTV cơ khí nông nghiệp Phan Tấn (Địa chỉ: xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) ra đời mở ra một triển vọng mới cho việc phát triển trồng bắp lai theo hướng công nghiệp.

“Lúc mới về khu vực thôn Xuân Đông, tôi mua hơn 3ha đất đồi. Với ý định trồng tỏi, tôi thuê máy múc san ủi, cải tạo thành những diện tích vuông vắn; phía dưới tận dụng lớp đất bazan, phía trên phủ một lớp đất cát dày từ 2 - 3cm để tạo độ tơi xốp và giữ độ ẩm.

Để phát huy vai trò hệ thống đê bao vùng mía nguyên liệu đang được triển khai tại huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), hiện Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đang thực hiện thí điểm mô hình vuông bơm tập trung tại xã Hiệp Hưng. Tuy mới triển khai, nhưng mô hình đã được ngành chức năng và người dân địa phương đánh giá cao về tính hiệu quả và hứa hẹn nhiều triển vọng trong việc giảm áp lực mía chạy lũ, nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm 2014, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) xây dựng được 18 cánh đồng mẫu lớn, gồm 13 cánh đồng mẫu sản xuất lúa và 5 cánh đồng mẫu sản xuất cây rau màu, vượt 15 cánh đồng so với kế hoạch tỉnh giao.