Sen Mất Mùa, Rớt Giá

Từ năm 2007 đến nay vợ chồng anh Sáu Phù Sa ở xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn liên tục trồng 10 sào sen ở đầm Mông Lãnh. Từ lúc chuyên canh sen, cuộc sống của gia đình anh không còn khó khăn như trước. Anh Sáu cho biết, những năm qua nhờ nguồn nước không bị nhiễm bẩn, củ giống chất lượng cao nên lứa sen nào cũng bội thu. Năm ngoái, từ đầu đến cuối vụ, bình quân 1 sào sen anh bóc được khoảng 200kg hạt tươi.
Vụ này, thấy sen lên đều, sinh trưởng tốt và ra hoa kết đài rất nhiều, anh Sáu khấp khởi mừng. Thế nhưng, trong vòng 1 tháng trở lại đây, khi tiến hành thu hoạch rộ thì năng suất sen tụt giảm mạnh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chuột hoành hành trên diện rộng.
Nhìn đầm sen xơ xác của mình, anh Sáu Phù Sa thở dài: “Từ đầu tháng 6 dương lịch đến nay chẳng biết chuột ở đâu ra mà xuất hiện ở Mông Lãnh ni nhiều vô kể, chúng cắn gãy cụp thân rồi xé đài, nhai hạt sen tươi nát vụn. Do nước lênh láng nên việc đặt bẫy, đánh bả tiêu diệt chuột không hiệu quả. Nếu thời gian tới lũ chuột vẫn hoành hành thì vụ ni sản lượng sen giảm 50% so với năm ngoái là điều không thể tránh khỏi”.
Sáng hôm qua, nghe Tư Ruộng tôi kể chuyện, anh Ba Trồng Trọt nói: “Không riêng gì vựa sen lớn ở quê ngoại chú mi mô. Mấy ngày nay, lội khắp xứ Quảng mình, đâu tui cũng thấy nhà nông rầu lòng bên những đầm sen bị chuột cắn phá tả tơi”. Theo anh Ba, vụ này nông dân trên địa bàn tỉnh trồng khoảng 400ha sen theo hướng chuyên canh.
Thống kê chưa đầy đủ thì hiện nay đã có không dưới 60% diện tích bị chuột tấn công, tập trung chủ yếu ở những khu vực ven làng. Anh Ba nói: “Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, bà con nông dân cần khẩn trương thu hoạch các đài sen đã già. Nếu cứ thu hái theo kiểu đủng đa đủng đỉnh thì năng suất sen sẽ càng giảm mạnh vì thời điểm này chuột cắn phá rất dữ dội”.
Anh Ba Trồng Trọt vừa dứt lời thì chị Chín Thị Trường liền xen vào: “Đâu chỉ sản lượng sen tụt giảm vì nạn chuột phá, hơn 1 tháng nay giá bán hạt sen tươi cũng rớt. Nếu năm ngoái bình quân 1kg hạt sen tươi có giá 30 - 35 nghìn đồng thì bây giờ chỉ còn 19 - 24 nghìn đồng. Kiểu ni, vụ này nông dân chỉ có nước huề vốn hoặc thua lỗ nặng”.
Có thể bạn quan tâm

“Trời” thương nên tôm hùm con còn tiếp tục xuất hiện. Nhưng buồn là nạn đánh bắt tôm hùm con vẫn không ngớt hoành hành; không chỉ tước dần cơ hội hồi sinh cho “mỏ tôm hùm” vang danh một thuở mà còn đe dọa an ninh, an toàn của Cảng Chân Mây.

Tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngành thủy sản được coi có nhiều lợi thế. Nhưng, để có thể “vươn ra biển lớn” không thể để ngư dân “tự bơi” như hiện nay, mà cần những giải pháp cụ thể, đồng bộ, để nghề khai thác thủy sản phát triển vững chắc.

Nuôi cua biển trong vuông tôm là cách làm truyền thống đã có từ nhiều năm qua ở ấp An Bình, xã An Hiệp (Ba Tri - Bến Tre). Vài năm trở lại đây, mô hình “2 trong 1” này mang lại hiệu quả cao, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân từ 10 - 15 triệu đồng/công/năm.

Theo dự báo, Hiệp định TPP tác động mạnh tới ngành chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nhiều cuộc hội thảo liên quan đến tác động và tái cơ cấu ngành chăn nuôi để ứng phó với những biến động khi Hiệp định TPP có hiệu lực liên tục diễn ra.

Theo UBND xã Cát Tài (Phù Cát - Bình Định), từ đầu năm đến nay, nông dân trên địa bàn xã đã đưa vào sản xuất gần 300 ha bắp lai (giống CP 888), nhằm thu hoạch cây non, lá, trái bắp non bán cho Công ty Cổ phần Bò sữa Nhơn Tân để làm thức ăn cho đàn bò sữa.