Sen Mất Mùa, Rớt Giá

Từ năm 2007 đến nay vợ chồng anh Sáu Phù Sa ở xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn liên tục trồng 10 sào sen ở đầm Mông Lãnh. Từ lúc chuyên canh sen, cuộc sống của gia đình anh không còn khó khăn như trước. Anh Sáu cho biết, những năm qua nhờ nguồn nước không bị nhiễm bẩn, củ giống chất lượng cao nên lứa sen nào cũng bội thu. Năm ngoái, từ đầu đến cuối vụ, bình quân 1 sào sen anh bóc được khoảng 200kg hạt tươi.
Vụ này, thấy sen lên đều, sinh trưởng tốt và ra hoa kết đài rất nhiều, anh Sáu khấp khởi mừng. Thế nhưng, trong vòng 1 tháng trở lại đây, khi tiến hành thu hoạch rộ thì năng suất sen tụt giảm mạnh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chuột hoành hành trên diện rộng.
Nhìn đầm sen xơ xác của mình, anh Sáu Phù Sa thở dài: “Từ đầu tháng 6 dương lịch đến nay chẳng biết chuột ở đâu ra mà xuất hiện ở Mông Lãnh ni nhiều vô kể, chúng cắn gãy cụp thân rồi xé đài, nhai hạt sen tươi nát vụn. Do nước lênh láng nên việc đặt bẫy, đánh bả tiêu diệt chuột không hiệu quả. Nếu thời gian tới lũ chuột vẫn hoành hành thì vụ ni sản lượng sen giảm 50% so với năm ngoái là điều không thể tránh khỏi”.
Sáng hôm qua, nghe Tư Ruộng tôi kể chuyện, anh Ba Trồng Trọt nói: “Không riêng gì vựa sen lớn ở quê ngoại chú mi mô. Mấy ngày nay, lội khắp xứ Quảng mình, đâu tui cũng thấy nhà nông rầu lòng bên những đầm sen bị chuột cắn phá tả tơi”. Theo anh Ba, vụ này nông dân trên địa bàn tỉnh trồng khoảng 400ha sen theo hướng chuyên canh.
Thống kê chưa đầy đủ thì hiện nay đã có không dưới 60% diện tích bị chuột tấn công, tập trung chủ yếu ở những khu vực ven làng. Anh Ba nói: “Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, bà con nông dân cần khẩn trương thu hoạch các đài sen đã già. Nếu cứ thu hái theo kiểu đủng đa đủng đỉnh thì năng suất sen sẽ càng giảm mạnh vì thời điểm này chuột cắn phá rất dữ dội”.
Anh Ba Trồng Trọt vừa dứt lời thì chị Chín Thị Trường liền xen vào: “Đâu chỉ sản lượng sen tụt giảm vì nạn chuột phá, hơn 1 tháng nay giá bán hạt sen tươi cũng rớt. Nếu năm ngoái bình quân 1kg hạt sen tươi có giá 30 - 35 nghìn đồng thì bây giờ chỉ còn 19 - 24 nghìn đồng. Kiểu ni, vụ này nông dân chỉ có nước huề vốn hoặc thua lỗ nặng”.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng nho kết hợp làm du lịch trên vùng đất nhiễm mặn của anh Nguyễn Ngọc Thuần là mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vât nuôi có hiệu quả.

Trong những năm gần đây, từ phong trào thi đua phát triển kinh tế, trên địa bàn, huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội đã xuất hiện nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi

Mặc dù nuôi lươn không bùn không phải là mô hình mới với người dân Hà Tĩnh, nhiều người đã thử nghiệm nhưng không duy trì được lâu dài và phải bỏ cuộc.

Theo lời hẹn vào một ngày tháng 3 nắng đẹp, chúng tôi ghé thăm vườn ổi của gia đình anh Nguyễn Hữu Trường – thành viên Hợp tác xã (HTX) trái cây Mỹ Đức.

Dám nghĩ dám làm, mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, chị Vũ Thị Dân, xã Thăng Long (Đông Hưng)