Sen Mất Mùa, Rớt Giá

Từ năm 2007 đến nay vợ chồng anh Sáu Phù Sa ở xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn liên tục trồng 10 sào sen ở đầm Mông Lãnh. Từ lúc chuyên canh sen, cuộc sống của gia đình anh không còn khó khăn như trước. Anh Sáu cho biết, những năm qua nhờ nguồn nước không bị nhiễm bẩn, củ giống chất lượng cao nên lứa sen nào cũng bội thu. Năm ngoái, từ đầu đến cuối vụ, bình quân 1 sào sen anh bóc được khoảng 200kg hạt tươi.
Vụ này, thấy sen lên đều, sinh trưởng tốt và ra hoa kết đài rất nhiều, anh Sáu khấp khởi mừng. Thế nhưng, trong vòng 1 tháng trở lại đây, khi tiến hành thu hoạch rộ thì năng suất sen tụt giảm mạnh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chuột hoành hành trên diện rộng.
Nhìn đầm sen xơ xác của mình, anh Sáu Phù Sa thở dài: “Từ đầu tháng 6 dương lịch đến nay chẳng biết chuột ở đâu ra mà xuất hiện ở Mông Lãnh ni nhiều vô kể, chúng cắn gãy cụp thân rồi xé đài, nhai hạt sen tươi nát vụn. Do nước lênh láng nên việc đặt bẫy, đánh bả tiêu diệt chuột không hiệu quả. Nếu thời gian tới lũ chuột vẫn hoành hành thì vụ ni sản lượng sen giảm 50% so với năm ngoái là điều không thể tránh khỏi”.
Sáng hôm qua, nghe Tư Ruộng tôi kể chuyện, anh Ba Trồng Trọt nói: “Không riêng gì vựa sen lớn ở quê ngoại chú mi mô. Mấy ngày nay, lội khắp xứ Quảng mình, đâu tui cũng thấy nhà nông rầu lòng bên những đầm sen bị chuột cắn phá tả tơi”. Theo anh Ba, vụ này nông dân trên địa bàn tỉnh trồng khoảng 400ha sen theo hướng chuyên canh.
Thống kê chưa đầy đủ thì hiện nay đã có không dưới 60% diện tích bị chuột tấn công, tập trung chủ yếu ở những khu vực ven làng. Anh Ba nói: “Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, bà con nông dân cần khẩn trương thu hoạch các đài sen đã già. Nếu cứ thu hái theo kiểu đủng đa đủng đỉnh thì năng suất sen sẽ càng giảm mạnh vì thời điểm này chuột cắn phá rất dữ dội”.
Anh Ba Trồng Trọt vừa dứt lời thì chị Chín Thị Trường liền xen vào: “Đâu chỉ sản lượng sen tụt giảm vì nạn chuột phá, hơn 1 tháng nay giá bán hạt sen tươi cũng rớt. Nếu năm ngoái bình quân 1kg hạt sen tươi có giá 30 - 35 nghìn đồng thì bây giờ chỉ còn 19 - 24 nghìn đồng. Kiểu ni, vụ này nông dân chỉ có nước huề vốn hoặc thua lỗ nặng”.
Có thể bạn quan tâm

Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, trong mấy ngày qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, như: Trảng Bom, Thống Nhất, Long Khánh… xảy ra mưa lớn kèm lốc xoáy gây thiệt hại về nhà cửa, nhiều diện tích cây trồng, rau màu bị gãy đổ, ngập úng… Mưa dông kèm lốc xoáy cũng thường xuyên xảy ra từ đầu mùa mưa và dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới càng khiến người dân lo lắng.
Những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Tân Hộ Cơ (huyện Tân Hồng) mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nuôi bò sinh sản, mang lại hiệu quả thiết thực.

Qua kết quả rà soát diện tích vườn cây ăn trái mới đây của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung, đến cuối tháng 6/2015, toàn huyện có 4.435ha diện tích vườn cây ăn trái, tăng khoảng 300ha so thời điểm năm 2012, trong đó diện tích quýt hồng giảm từ 1.088ha xuống còn 748ha, ngược lại quýt đường tăng mạnh, từ 650ha lên 1.313ha; diện tích trồng cam (cam dây, cam xoàn, cam sành) cũng tăng từ 600ha lên 900ha; cây nhãn giảm khá nhiều từ 520ha xuống còn 413ha.

Nuôi tôm theo mô hình siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính cho phép kiểm soát chặt chẽ điều kiện nuôi, hạn chế rủi ro do dịch bệnh.

Mặc dù nắng hạn kéo dài gây bất lợi cho cây hồ tiêu, song người dân xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa (Phú Yên) vẫn được mùa, được giá.