Sẽ ngăn chặn chuyện đào cây thốt nốt bán cho Trung Quốc

Trao đổi với chúng tôi xung quanh vụ nhiều người dân Tịnh Biên và Tri Tôn, An Giang ồ ạt đào bới thốt nốt bán cho Trung Quốc.
Ông Trần Anh Thư - giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang - cho biết đã yêu cầu các địa phương thông báo tạm ngưng việc mua bán, vận chuyển, các xã có diện tích thốt nốt lớn tích cực vận động dân không bán nữa.
Theo ông Thư, việc ngăn chặn hiện tượng đào cây thốt nốt bán cho Trung Quốc trên cơ sở vận dụng đúng luật, nhưng chắc chắn việc đào bới cây này trong thời gian tới sẽ được ngăn chặn sau khi các cơ quan chức năng liên quan họp bàn và đưa ra giải pháp cụ thể.
“Quan điểm của chúng tôi là không phạt họ mua bán, vận chuyển vì cây này chưa nằm trong danh mục cấm, mà chỉ ràng buộc pháp lý để bảo tồn loại cây quý này” - ông Thư nói.
Có thể bạn quan tâm

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), thời điểm này, vải thiều đang nở hoa nên người nuôi ong trong tỉnh và một số địa bàn như: Điện Biên, Lai Châu, TP Hồ Chí Minh đưa khoảng 70 nghìn đàn ong về khai thác mật hoa tại Lục Ngạn.

Thực hiện dự án cánh đồng mẫu lớn nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất lúa theo hướng cơ giới hóa và chứng nhận VietGAP giai đoạn 2011- 2014, trong năm 2014, TX Bình Minh (Vĩnh Long) có kế hoạch sản xuất gần 1.000ha lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn tại xã Đông Thạnh.

Nông dân 2 xã Tân Trung và Tân Hòa (Phú Tân - An Giang) đang vào vụ thu hoạch khoai cao – một trong những cây chủ lực của các loại hoa màu tại xứ cồn.

Càng vào cuối vụ thu hoạch, diện tích mía còn lại trên toàn vùng phía Đông Nam tỉnh lại càng thêm khô, nhiều diện tích mía đã bị cháy khiến cho không ít nông dân lo lắng. Để giảm thiệt hại và đốn mía theo đúng lịch, toàn thể công nhân-lao động tại Công ty cổ phần Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC) đang cho nhà máy hoạt động hết công suất.

Từ thị trấn Prao (huyện Đông Giang, Quảng Nam) dọc theo đường Hồ Chí Minh qua các xã Avương, Bhalêê, Atiêng, Lăng... đã thấy mây được tập kết trước nhà của người dân trong các bản làng...