Sẽ ngăn chặn chuyện đào cây thốt nốt bán cho Trung Quốc

Trao đổi với chúng tôi xung quanh vụ nhiều người dân Tịnh Biên và Tri Tôn, An Giang ồ ạt đào bới thốt nốt bán cho Trung Quốc.
Ông Trần Anh Thư - giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang - cho biết đã yêu cầu các địa phương thông báo tạm ngưng việc mua bán, vận chuyển, các xã có diện tích thốt nốt lớn tích cực vận động dân không bán nữa.
Theo ông Thư, việc ngăn chặn hiện tượng đào cây thốt nốt bán cho Trung Quốc trên cơ sở vận dụng đúng luật, nhưng chắc chắn việc đào bới cây này trong thời gian tới sẽ được ngăn chặn sau khi các cơ quan chức năng liên quan họp bàn và đưa ra giải pháp cụ thể.
“Quan điểm của chúng tôi là không phạt họ mua bán, vận chuyển vì cây này chưa nằm trong danh mục cấm, mà chỉ ràng buộc pháp lý để bảo tồn loại cây quý này” - ông Thư nói.
Có thể bạn quan tâm

Do đó, các dịch vụ ăn theo mùa thu hoạch như: Máy GĐLH, ghe lúa chở thuê, lò sấy, công nhân bốc vác... đói meo. Còn nông dân thì gặp khó vì không có tiền trang trải chi phí mùa vụ.

Tình hình dịch cúm gia cầm (CGC) đang có dấu hiệu giảm khi trong vòng 1 tuần qua, cả nước có 11 tỉnh đã hết dịch. Số lượng các ổ dịch trên cả nước cũng giảm nhanh. Đây là tín hiệu trong bối cảnh giá các sản phẩm chăn nuôi đang hết sức thảm hại.

Tại huyện miền núi Sơn Hòa có hơn 11.800ha mía, do thời tiết nắng hạn kéo dài nên có hơn 70ha mía bị cháy và hơn 3.920ha mía khô héo.

Sau 1 tháng gà bị cầm chuồng, trong giai đoạn tăng trưởng này, mỗi ngày đàn gà 8.200 con “ngốn” mất 10 triệu đồng tiền thức ăn. Vị chi qua 1 tháng cầm chuồng, người nuôi đã mất thêm 300 triệu đồng tiền thức ăn.

Thời gian qua, mặc dù ngành chuyên môn đã tăng cường nhiều biện pháp phòng, chống nhưng tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn tiếp tục xảy ra trên địa bàn huyện Năm Căn (Cà Mau). Tác nhân gây hại chủ yếu là virus đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp.