Sẽ ngăn chặn chuyện đào cây thốt nốt bán cho Trung Quốc

Trao đổi với chúng tôi xung quanh vụ nhiều người dân Tịnh Biên và Tri Tôn, An Giang ồ ạt đào bới thốt nốt bán cho Trung Quốc.
Ông Trần Anh Thư - giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang - cho biết đã yêu cầu các địa phương thông báo tạm ngưng việc mua bán, vận chuyển, các xã có diện tích thốt nốt lớn tích cực vận động dân không bán nữa.
Theo ông Thư, việc ngăn chặn hiện tượng đào cây thốt nốt bán cho Trung Quốc trên cơ sở vận dụng đúng luật, nhưng chắc chắn việc đào bới cây này trong thời gian tới sẽ được ngăn chặn sau khi các cơ quan chức năng liên quan họp bàn và đưa ra giải pháp cụ thể.
“Quan điểm của chúng tôi là không phạt họ mua bán, vận chuyển vì cây này chưa nằm trong danh mục cấm, mà chỉ ràng buộc pháp lý để bảo tồn loại cây quý này” - ông Thư nói.
Có thể bạn quan tâm

Theo dự báo, sản lượng cà phê ở Đắc Lắc, địa phương trồng cà phê lớn nhất ở Việt Nam, có thể giảm tới 1/5 trong niên vụ này.

Vụ Hè Thu năm 2012, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (TTƯDTBKH) Vĩnh Phúc đã phối hợp với Công ty TNHH giống cây trồng Chánh Nông xây dựng mô hình trình diễn và giới thiệu giống mướp đắng lai F1 CN0244.

Vườn Cò là một ấp nghèo của xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu). Sản xuất chủ yếu của người nông dân ở đây là 1 vụ lúa và 1 vụ tôm, đời sống còn nhiều khó khăn. Tuy vậy, trong ấp có một số hộ nông dân làm kinh tế rất thành công (nuôi cá kèo) trong đó có hộ ông Trần Văn Thọ.

Hiện nay, rầy nâu và rầy lưng trắng lứa 6 đã gây hại ở 1.625 ha, mật độ trung bình 1.500 - 2.000 con/m2, nơi cao 5.000 - 7.000 con/m2, cá biệt có ổ lên tới hàng vạn con/m2.

Với đầu ra ổn định, trung bình mỗi sào thu về từ 8 – 10 triệu đồng/năm, cây mía tím đã và đang trở thành cây trồng chủ lực ở một số huyện miền tây Thanh Hóa như huyện Bá Thước, Quan Hóa...