Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sẽ cấp mã số cho vùng chè nguyên liệu

Sẽ cấp mã số cho vùng chè nguyên liệu
Ngày đăng: 27/08/2015

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), năm 2014, diện tích chè cả nước đạt khoảng 130.000ha, tăng 4.400ha so với năm 2011.

Hiện nay Lâm Đồng vẫn là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước với 21.900ha, tiếp đó là Thái Nguyên với 20.800ha, Hà Giang 20.500ha... Năng suất chè cả nước bình quân 83,4 tạ búp tươi/ha, tăng 7,9% so với năm 2011. Sản lượng chè búp tươi đạt 926.600 tấn, lượng chè chế biến đạt trên 200.000 tấn chè khô.

Năm 2014, xuất khẩu chè chính ngạch 133.000 tấn, đạt 230 triệu USD, và Việt Nam là nước đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, sau: Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya và Sri Lanka. Tuy nhiên, những năm gần đây ngành chè Việt Nam đang đối mặt những nguy cơ mất thị trường xuất khẩu và hiệu quả xuất khẩu thấp do vấn đề an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên chè vượt ngưỡng cho phép của một số nước nhập khẩu.

Ông Nguyễn Hữu Tài- Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng, cần phải có một tổ chức lo dịch vụ bảo vệ thực vật cho các vùng chè. Trước hết các doanh nghiệp phải xây dựng vùng nguyên liệu và lo dịch vụ bảo vệ thực vật cho vùng nguyên liệu của mình, không để tình trạng mỗi năm phun 7-8 loại thuốc BVTV...

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết: “Cây chè là cây quan trọng, truyền thống liên quan đến đời sống của hàng trăm ngìn hộ dân trong cả nước nên cần chú trọng phát triển”. Ông Phát yêu cầu, tới đây cần thực hiện việc quy hoạch vùng trồng chè và phân vùng nguyên liệu chè cho doanh nghiệp; cấp mã số cho vùng chè nguyên liệu để truy xuất nguồn gốc...


Có thể bạn quan tâm

Đến 15/9, Việt Nam đã nhập 4 tỷ USD thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu Đến 15/9, Việt Nam đã nhập 4 tỷ USD thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 9, Việt Nam chi khoảng 219,03 triệu USD để nhập thức ăn gia súc và nguyên liệu. Lũy kế đến ngày 15/9, Việt Nam chi 3,96 tỷ USD.

30/09/2015
Đổi mới công nghệ để tăng sức cạnh tranh cho nông sản Đổi mới công nghệ để tăng sức cạnh tranh cho nông sản

Công nghệ lạc hậu là nguyên nhân khiến nông sản Việt "lép vế" về chất lượng trên thị trường. Có 80 - 90% lượng hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu phải thông qua các khâu trung gian, dẫn đến các lo ngại về giá cả, mất thương hiệu.

30/09/2015
Bị khủng hoảng giá có ai cứu nông sản Việt Bị khủng hoảng giá có ai cứu nông sản Việt

Một dấu hỏi đặt ra là nông sản Việt yếu đến cỡ nào khi mới đây có thông tin giá xuất khẩu chỉ bằng 65% giá bình quân thế giới. Phải chăng có nhiều yếu tố cộng dồn trong chuyện này?

30/09/2015
Yếu kém nông sản Việt Yếu kém nông sản Việt

Hiệu trưởng Đại học Quốc tế khi chủ trì Hội thảo “Phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp” cho biết, ông cảm thấy sốt ruột với hàng nông sản Việt trước ngưỡng cửa hội nhập sâu nhưng việc kết nối trong sản xuất còn yếu, chất lượng nông sản chưa cao...

30/09/2015
Xuất khẩu thủy sản giảm mạnh, khó đạt 8 tỷ USD Xuất khẩu thủy sản giảm mạnh, khó đạt 8 tỷ USD

Chiều 28-9, Bộ NN-PTNT cho biết, trong tháng 9-2015, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 541 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 9 tháng năm 2015 đạt gần 4,7 tỷ USD, giảm 17,8% so cùng kỳ năm ngoái.

30/09/2015