Sẽ cấp mã số cho vùng chè nguyên liệu

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), năm 2014, diện tích chè cả nước đạt khoảng 130.000ha, tăng 4.400ha so với năm 2011.
Hiện nay Lâm Đồng vẫn là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước với 21.900ha, tiếp đó là Thái Nguyên với 20.800ha, Hà Giang 20.500ha... Năng suất chè cả nước bình quân 83,4 tạ búp tươi/ha, tăng 7,9% so với năm 2011. Sản lượng chè búp tươi đạt 926.600 tấn, lượng chè chế biến đạt trên 200.000 tấn chè khô.
Năm 2014, xuất khẩu chè chính ngạch 133.000 tấn, đạt 230 triệu USD, và Việt Nam là nước đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, sau: Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya và Sri Lanka. Tuy nhiên, những năm gần đây ngành chè Việt Nam đang đối mặt những nguy cơ mất thị trường xuất khẩu và hiệu quả xuất khẩu thấp do vấn đề an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên chè vượt ngưỡng cho phép của một số nước nhập khẩu.
Ông Nguyễn Hữu Tài- Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng, cần phải có một tổ chức lo dịch vụ bảo vệ thực vật cho các vùng chè. Trước hết các doanh nghiệp phải xây dựng vùng nguyên liệu và lo dịch vụ bảo vệ thực vật cho vùng nguyên liệu của mình, không để tình trạng mỗi năm phun 7-8 loại thuốc BVTV...
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết: “Cây chè là cây quan trọng, truyền thống liên quan đến đời sống của hàng trăm ngìn hộ dân trong cả nước nên cần chú trọng phát triển”. Ông Phát yêu cầu, tới đây cần thực hiện việc quy hoạch vùng trồng chè và phân vùng nguyên liệu chè cho doanh nghiệp; cấp mã số cho vùng chè nguyên liệu để truy xuất nguồn gốc...
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, Bộ NNPTNT đã đưa ra kế hoạch sẽ “nâng cấp” vụ đông thành vụ sản xuất chính trong năm với mục tiêu sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn để nâng cao đời sống nông dân. Vậy vụ đông sẽ được phát triển ra sao?

Lúa mùa tại đồng bằng Bắc Bộ đang trong thời gian xuôi quả, đỏ đuôi. Vào thời gian này, nếu lúa gặp mưa lớn gây ngập úng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến năng suất.

Vài năm trở lại đây, hàng loạt mặt hàng nông sản ế ẩm của nông dân Tây Nguyên được một phụ nữ và các bạn của cô nỗ lực đưa lên mạng để tìm hướng tiêu thụ.

Xung quanh chủ trương chuyển vụ đông thành vụ chính, phóng viên NTNN đã phỏng vấn ông Ma Quang Trung- Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT). Ông Trung cho biết, hiện Bộ đang hoàn thiện dự thảo sửa đổi Quyết định 580 để mở rộng hỗ trợ chuyển đổi đất lúa sang các cây trồng khác, dự kiến sẽ được thông qua trước vụ đông.

Việc cơ quan chức năng xử lý chưa nghiêm đã dẫn tới tình trạng các chất bị cấm sử dụng, các chất tạo nạc vẫn được dùng tràn lan trong chăn nuôi. Nhiều ý kiến cho rằng, cần hình sự hóa hành vi buôn bán, sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi.