Sẽ Ban Hành Chính Sách Hỗ Trợ Người Chăn Nuôi

Dự kiến tháng 12 tới, Bộ NN&PTNT sẽ ban hành chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ, hiện Cục chăn nuôi đang hoàn tất nội dung dự thảo này.
Nhìn nhận những tác động của thịt nhập khẩu tới ngành chăn nuôi trong nước, Cục Chăn nuôi lại cho rằng, đây là thực tế phải chấp nhận khi đã gia nhập WTO.
Cũng theo Cục chăn nuôi, không còn cách nào khác là người chăn nuôi trong nước phải chủ động nâng cao khả năng cạnh tranh, bằng việc tăng sản lượng, chất lượng và giảm giá thành.
Để làm được điều này, bà con phải chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, tăng cường liên doanh liên kết, áp dụng phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học để đảm bảo an toàn thực phẩm, từ đó cạnh tranh bền vững với sản phẩm nhập khẩu.
Dự kiến tháng 12 tới, Bộ NN&PTNT sẽ ban hành chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ, hiện Cục đang hoàn tất nội dung dự thảo này. Bản dự thảo cũng xác định, chăn nuôi nông hộ sẽ còn tồn tại 10-20 năm nữa tại nước ta, do đó cần có giải pháp hỗ trợ hợp lý để thúc đẩy chăn nuôi trong nước phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Với gói kỹ thuật đồng bộ gắn với phương pháp canh tác theo hình thức làm đất tối thiểu, năng suất ngô vụ đông có thể tăng bình quân từ 4,5 tấn lên 6 tấn/ha, giảm được ít nhất ½ chi phí SX.

Giữa tình hình khó khăn do nắng hạn gay gắt khiến vụ thu hoạch ngô ở Sơn La chậm hơn 20 – 25 ngày, giá ngô thương phẩm giảm làm thu nhập của nông dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng.

Ở điều kiện bình thường, cây trồng sử dụng được 30 - 45% lượng đạm, 40 - 45% lượng lân, 40 - 50% lượng kali.

Ngày 12/10, tại Hà Nội, Hiệp hội Phân bón VN phối hợp với Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội thảo quốc gia “Thực trạng thị trường phân bón Việt Nam và thế giới, định hướng tái cơ cấu hệ thống SX kinh doanh phân bón”.

Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh nông dân bị mất mùa lúa năm 2015 do sâu đục thân, xảy ra ở địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.