Sau Tết, Giá Bưởi Năm Roi Vẫn Còn Cao

Khác biệt sự trầm lắng những năm trước, thị trường bưởi Năm Roi sau tết năm nay khá sôi động. Nhiều nhà vườn trồng bưởi ở TX Bình Minh (Vĩnh Long) đang phấn khởi do giá bưởi hiện vẫn còn giữ mức khá cao.
Ông Nguyễn Ngọc Đầy (ấp Mỹ Thới 1, xã Mỹ Hoà) có hơn 9 công bưởi cho biết, hiện thương lái vào tận vườn tìm mua với giá 30.000 đ/kg (loại 1); loại 2 từ 20.000- 26.000đ, tương đương giá thời điểm trước tết. Với giá này, trung bình mỗi hecta, nhà vườn thu nhập từ 100- 120 triệu đồng/ha, cá biệt có hộ thu nhập hơn 150 triệu đồng.
Do tập trung thu hoạch bán trước tết nên sản lượng bưởi tại đây hiện không còn nhiều. Hàng chục vựa bưởi ở Mỹ Hòa đang ráo riết thu mua vận chuyển về TP Hồ Chí Minh và các nơi khác tiêu thụ.
Bình Minh hiện có hơn 1.900ha trồng bưởi, trong đó khoảng 1.750ha đang cho trái. Năm 2013, sản lượng đạt khoảng 30.000 tấn trái.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 4 năm kể từ ngày Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành, diện tích cây trồng đạt tiêu chuẩn VietGAP vẫn còn rất khiếm tốn, 65 tiêu chí kiểm soát bắt buộc phải thực hiện trong quá trình sản xuất trong khi giá bán sản phẩm không cao hơn khiến nông dân không mặn mà với quy trình này.

Việc người dân ồ ạt phá rừng phòng hộ ven biển để đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng tiềm ẩn nhiều rủi ro, môi trường bị phá hủy. Người dân đầu tư quá lớn, nếu thương lái giở trò thì trắng tay…

Trước tình hình đó, ông Nguyễn Văn Phong, phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành công văn số 803/UBND-NN ngày 18 tháng 3 năm 2014 về việc chấp thuận chủ trương phân bổ hơn 01 tỷ đồng để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mua dự phòng 30 tấn chlorine để phòng, chống dịch bệnh trên động vật thủy sản.

Theo báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), 6 tháng qua, kiểm tra lấy mẫu 832 mẫu thủy sản nuôi, chỉ phát hiện 4 mẫu thủy sản có dư lượng hóa chất vượt giới hạn tối đa cho phép tại khu vực Nam bộ, giảm so với năm 2013.

Trước đây cả gia đình anh Trần Văn Thắng ở khu trang trại Đầm Cói, phường Hội Hợp (Vĩnh Yên) chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, thời tiết thuận lợi được mùa thì cũng chỉ đủ ăn. Nếu chỉ trông vào mấy sào ruộng thì quanh năm chỉ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời không biết đến khi nào mới thoát nghèo.