Sau Tết, Cây Ăn Trái Vẫn Có Giá Ở Mức Cao

Nhiều loại trái cây được tiêu thụ mạnh trong dịp Tết vẫn có giá cao trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Điển hình nhất là trái cây có múi và vú sữa.
Sau Tết, giá của các loại cây có múi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng vẫn đang ở mức cao, đặc biệt là quýt đường, loại cây được người dân tiêu thụ nhiều trong những ngày Tết, nhưng sau Tết giá vẫn không đổi. Hiện tại, giá mỗi ký quýt đường được thương lái cân tại vườn có giá trên 20.000 đồng/ký.
Theo nhiều hộ dân thì giá ổn định những ngày sau Tết là tín hiệu đáng mừng cho những hộ dân trồng quýt rải vụ, được thu hoạch sau Tết khoảng nửa tháng. Theo nhiều nhà vườn, nếu chăm sóc tốt thì mỗi ha quýt đường có thể cho thu hoạch từ 30-40 tấn trái, với giá bán đạt từ 20.000 đồng/ký, trừ chi phí, nhà vườn có thể thu về vài trăm triệu đồng/ha.
Ông Trần Hòa Bình ở xã Long Tân (huyện Ngã Năm) cho biết, gia đình ông trồng trên 16 công cây có múi với quýt đường và cam sành. Trước Tết, thương lái đặt cọc 18.000 đồng/ký cho cam sành và trên 25.000 đồng/ký cho quýt đường. Hiện thương lái vẫn giữ mức giá như trước Tết. Vụ này ông bắt đầu thu hoạch quýt đường, dù mới là trái chiến, nhưng trừ chi phí, mỗi công ông cũng thu về hơn chục triệu.
Giá tăng cao và luôn ổn định, đặc biệt là những lúc thu hoạch rộ nên diện tích trồng các loại cây có múi, đặc biệt là quýt đường tăng nhanh trong những năm gần đây. Toàn tỉnh Sóc Trăng hiện có hơn 1.000 ha cây có múi, chủ yếu là cây quýt đường, tập trung chủ yếu tại các huyện vùng phèn trũng như Mỹ Tú, Ngã Năm, Châu Thành…
Giá các loại cây có múi ổn định và có giá cao, đầu ra được đảm bảo đã kích thích người dân ưu tiên phát triển loại cây này trên những diện tích trồng mía, lúa, tràm… không hiệu quả trước đây; giúp người dân ổn định được cuộc sống và vươn lên làm giàu.
“Thủ phủ” vú sữa tại xã Đại Tâm (huyện Mỹ Xuyên) đang bước vào mùa thu hoạch chính vụ và giá bán cũng đang rất cao. Dù đang bước vào mùa thu hoạch nhưng do nhu cầu vẫn cao nên dọc hai bên đường giáp Quốc lộ 1A, hàng chục sạp bán vú sữa của người dân địa phương được dựng lên rất nhiều. Vú sữa hiện có giá dao động từ 15.000-25.000 đồng/ký, đặc biệt là vú sữa tím đất xứ giồng cát thì giá càng cao, giá bán đạt 30.000 đồng/ký. Trung bình, mỗi ngày các sạp có thể bán được vài chục ký vú sữa các loại cho du khách và người đi đường.
Theo những hộ dân bán vú sữa ở Đại Tâm cho biết, dù vú sữa tại địa phương đang chính vụ nhưng do đa phần người mua chỉ chọn mua loại vú sữa đất giống cát, thuần giống địa phương nên dù đã vào mùa nhưng nhu cầu vẫn cao, trong khi nguồn cung thì không đủ dẫn đến giá không giảm. Vú sữa xứ cồn (trồng ở xứ cù lao) giá “mềm” hơn nhưng người chọn mua vẫn ít hơn vú sữa đất giồng.
Trong khi các loại màu trên địa bàn Sóc Trăng có dấu hiệu giảm giá sau Tết như hành tím, bắp cải, dưa hấu… thì các loại cây ăn trái giữ vững giá đang là tín hiệu vui cho những hộ dân đang bước vào mùa thu hoạch, đặc biệt là vụ thu hoạch trái cây chính vụ trong mùa khô.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, cùng với việc đầu tư mạnh trong việc đóng mới tàu cá công suất lớn để vươn khơi đánh bắt xa bờ, ngư dân trong tỉnh còn hiện đại hóa các thiết bị hỗ trợ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngành kinh tế biển tiếp tục phát triển mạnh đứng vào tốp đầu cả nước.

Năm 2014, sản xuất thủy sản của tỉnh Nam Định tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, sức cạnh tranh cao phù hợp với hệ sinh thái, khai thác tối đa lợi thế của địa phương; nâng cao năng lực khai thác xa bờ. Tổng sản lượng thủy sản cả năm đạt 110,4 nghìn tấn, tăng 9,5% so với năm 2013; trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 65.900ha, sản lượng khai thác đạt 44.500ha.

Đó là mức giá bán buôn cao hơn từ 100.000 - 150.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2014 và tăng mạnh trong 3 năm trở lại đây. Nông dân Phan Hồng Phúc (ấp Hòa Tây B, xã Phú Thuận, Thoại Sơn, An Giang) cho biết, từ nay đến Tết Nguyên đán, nhu cầu cá chình xuất khẩu còn tăng cao và thị trường tiêu thụ đang phát triển tốt.

Đối với những ao nuôi đã lấy nước và chưa thả giống, bà con cần diệt khuẩn 2 lần bằng 2 loại thuốc diệt khuẩn khác nhau. Sau đó thực hiện gây màu nước, khi nước ao đạt độ trong 30 - 40 cm là thích hợp. Bà con nên thả giống theo đúng lịch thời vụ khuyến cáo bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 năm 2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Dịch bệnh tiếp tục gây chết tu hài nuôi tại Vân Đồn trong các tháng 2, 3 kéo dài đến tháng 8, 9-2014. Nguyên nhân ban đầu được đánh giá là do ký sinh trùng Perkinsus, vi khuẩn Pseudomonas, Vibrio gây sưng vòi trong điều kiện độ pH, độ mặn cao. Hiện tượng cá rô phi, trắm cỏ, cá chép nuôi tại Uông Bí, Quảng Yên và Đông Triều chết rải rác trong năm 2014 cũng là do nhiễm khuẩn Pseudomonas.