Sầu Riêng, Cam Sành Giảm Giá Nhẹ Giá Khóm Cầu Đúc Tăng Cao

Thời điểm này, cam sành được thương lái vào vườn thu mua ở mức giá 22.000 - 23.000 đồng/kg, giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg so với thời điểm trước Tết Nguyên đán. Nguyên nhân giảm giá là do nhiều nhà vườn bắt đầu để trái vụ thuận và sức mua trên thị trường đã giảm.
Song song đó thì sầu riêng nghịch vụ giá vẫn giữ ở mức cao. Sầu riêng RI 6 đủ tiêu chuẩn xuất khẩu có giá 65.000 - 72.000 đồng/kg, giảm 2.000 - 5.000 đồng/kg so với cách đây hơn 3 tháng. Tại một số chợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện vẫn chưa có hàng để bán. Dự kiến vào trung tuần tháng 3, một số nhà vườn trồng sầu riêng trong tỉnh mới vào vụ thu hoạch.
- Nhiều nhà vườn cho biết, với 1 công sầu riêng, nhà vườn có thể trồng 20 đến 25 gốc, sau 6 năm chăm sóc sẽ cho thu hoạch. sản lượng trung bình khoảng 18 - 20 tấn/ha sẽ mang lại thu nhập cho người trồng gần 600 triệu đồng/năm. Được biết, nhiều nhà vườn trồng quýt, cam ở huyện Long Mỹ cũng đang chuyển đổi sang trồng sầu riêng vì giá cả ổn định và có thể trừ sâu bệnh tận gốc khi cây bị nhiễm. Theo thống kê, diện tích trồng sầu riêng ở huyện Long Mỹ hiện nay gần 30ha tập trung nhiều ở các xã Long Bình, Long Trị A, Vĩnh Thuận Đông và Vĩnh Viễn.
- Vụ khóm năm 2015, nông dân thành phố Vị Thanh canh tác 1.231ha, tăng 11ha so với năm 2014, trong đó diện tích khóm trồng mới 77ha, diện tích lưu gốc 1.154ha. Hiện nay, hết vụ thu hoạch khóm, chỉ còn một số hộ nông dân thu hoạch khóm rải vụ, nên giá khóm tăng cao, giá khóm hiện nay tại rẫy nông dân bán được 5.000 - 7.000 đồng/trái khóm loại I. Tình trạng giá khóm tăng cao khi hết vụ thu hoạch và sụt giá khi vào vụ thu hoạch đông ken, làm cho nguồn thu nhập của người trồng khóm không ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Chưa bao giờ người trồng tiêu ở Nông trường 25.3, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) lại có một mùa tiêu được giá như năm nay. Và cũng nhờ cây tiêu mà nhiều hộ dân nơi đây đã có cuộc sống khấm khá hơn. Thế nhưng, trước tình trạng cây tiêu bị chết hàng loạt trong nhiều tháng qua đã khiến nông dân “đứng ngồi không yên”.

Năm 2014, toàn tỉnh Đồng Tháp triển khai xây dựng các cánh đồng lớn (cánh đồng liên kết) với diện tích 86.630ha/524.262ha, chiếm 16,5% tổng diện tích sản xuất cả năm. Trong những tháng đầu năm 2015, tỉnh triển khai xây dựng 62.272ha cánh đồng liên kết. Nông dân sản xuất trong các cánh đồng liên kết giảm giá thành sản xuất lúa được từ 650 - 700 đồng/kg, lợi nhuận từ 22 - 2 3 triệu đồng/ha/vụ (cao hơn từ 4 - 5 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất nhỏ lẻ).

Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh Cà Mau sẽ gieo cấy gần 45.000 ha lúa trên đất nuôi tôm ở những nơi có đủ điều kiện về ngăn mặn giữ ngọt, có nguồn nước tưới bổ sung khi cần thiết.

Cây chè được xem là cây trồng chủ lực không chỉ giúp nông dân Lâm Đồng xóa đói giảm nghèo mà còn vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, do nhiều nơi sản xuất vẫn còn tự phát, không theo quy hoạch, chưa tạo mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với người sản xuất, nên hiện giá trị sản phẩm chè Lâm Đồng trên thương trường cạnh tranh trong và ngoài nước vẫn còn ở mức “khiêm tốn”.

Người trồng dừa lo lắng khi thương lái hỏi mua tại vườn với mức giá từ 26.000 - 30.000 đ/chục.