Sau Phú Quốc hải sâm lại ồ ạt dạt vào đầy bãi biển Thừa Thiên - Huế

Mấy ngày qua hải sâm dạt vào biển Thừa Thiên-Huế rất nhiều
Ngày 24.9, nhiều người dân thuộc thôn An Hải, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế, vẫn còn ra bãi biển để lượm hải sâm tươi đem bán. Tình trạng hải sâm đột ngột dạt vào bãi biển tại Thuận An xảy ra trong 4-5 ngày gần đây.
Ông Nguyễn Văn Thích trú thôn An Hải cho hay suốt 4 ngày qua ông cùng gia đình đi bộ dọc bãi biển Thuận An nhặt hải sâm dạt vào bờ với số lượng khá lớn. Nhiều người dân nghe thông tin cũng đổ xô ra biển để nhặt hải sâm.
Ông Nguyễn Văn Vân cùng trú thôn An Hải cho biết từ nhỏ đến giờ ông chưa từng chứng kiến một số lượng hải sâm lớn dạt vào bờ biển như hiện nay. Người dân không cần mất nhiều công sức đánh bắt chỉ cần thức dậy vào buổi sáng sớm đi bộ dọc bờ biển sẽ dễ dàng nhìn thấy hải sâm trôi dạt vào bờ.
Người dân thôn An Hải không cần mất nhiều công sức đánh bắt chỉ cần thức dậy sáng sớm đi bộ dọc bờ biển sẽ dễ dàng nhặt được hải sâm trôi dạt vào bờ
“Đây là một chuyện lạ chưa từng thấy ở biển Thừa Thiên-Huế, vì hải sâm thường sống ở đáy biển, đánh bắt rất khó. Mấy hôm trước, nhiều người ra bãi biển đã thấy hải sâm và rủ nhau đi bắt. Có người mỗi sáng kiếm được cả bao tải hải sâm tươi. Sau mấy ngày dạt vào bãi biển, đến hôm nay lượng hải sâm dạt vào bờ đã giảm”, ông Vân nói.
Cũng theo ông Vân, số hải sâm dạt vào bờ biển Thuận An chủ yếu là loài vú trắng, con to nhất bằng cả ngón chân người lớn, trên thân có những chấm trắng và thường được dùng làm sản phẩm tiến cung cho nhà vua xưa.
Hải sâm dạt vào bờ biển Thuận An chủ yếu là loài vú trắng, con to nhất bằng cả ngón chân người lớn, trên thân có những chấm trắng
“Giá mỗi ký hải sâm tươi sau khi làm sạch người dân Thuận An bán cho các thương lái nhập vào TP.HCM với giá 500.000 đồng. Số hải sâm này có thể theo dòng hải lưu đã dạt vào bờ biển đảo Phú Quốc mấy hôm trước", ông Vân nói.
Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Thừa Thiên - Huế, cho biết hiện tượng hải sâm dạt bờ là không có gì bất thường, nhưng việc xuất hiện một lượng lớn như vậy tại Thừa Thiên - Huế là lần đầu tiên ghi nhận. Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi của dòng hải lưu.
Giá mỗi ký hải sâm tươi sau khi đã làm sạch người dân Thuận An bán cho các thương lái nhập vào TP.HCM với giá 500.000 đồng
Có thể bạn quan tâm

Mỗi năm xuất chuồng 600 con, thu hơn 800 triệu đồng, trang trại lợn bán hoang dã của thầy giáo người Mường mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Xuân Long ở Khánh Hòa áp dụng mô hình VietGAP cho khoảng 2 ha bưởi da xanh, doanh thu đạt hơn 3 tỷ đồng mỗi năm.

Rau nhút còn có tên rau rút đang được trồng phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cây mọc nổi trên mặt nước nên phát triển rất nhanh.

ông Lê Minh Tâm, 47 tuổi đã tự tìm hướng phát triển kinh tế cho riêng mình bằng việc trồng dâu bòn bon và gia bảo kết hợp với du lịch sinh thái.

Trồng chung ổi lê Đài Loan với mãng cầu xiêm trên cùng diện tích, cụ thể lấy ổi nuôi mãng cầu xiêm, chàng thanh niên 32 tuổi đã thu về hiệu quả kinh tế cao