Sau Phú Quốc hải sâm lại ồ ạt dạt vào đầy bãi biển Thừa Thiên - Huế

Mấy ngày qua hải sâm dạt vào biển Thừa Thiên-Huế rất nhiều
Ngày 24.9, nhiều người dân thuộc thôn An Hải, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế, vẫn còn ra bãi biển để lượm hải sâm tươi đem bán. Tình trạng hải sâm đột ngột dạt vào bãi biển tại Thuận An xảy ra trong 4-5 ngày gần đây.
Ông Nguyễn Văn Thích trú thôn An Hải cho hay suốt 4 ngày qua ông cùng gia đình đi bộ dọc bãi biển Thuận An nhặt hải sâm dạt vào bờ với số lượng khá lớn. Nhiều người dân nghe thông tin cũng đổ xô ra biển để nhặt hải sâm.
Ông Nguyễn Văn Vân cùng trú thôn An Hải cho biết từ nhỏ đến giờ ông chưa từng chứng kiến một số lượng hải sâm lớn dạt vào bờ biển như hiện nay. Người dân không cần mất nhiều công sức đánh bắt chỉ cần thức dậy vào buổi sáng sớm đi bộ dọc bờ biển sẽ dễ dàng nhìn thấy hải sâm trôi dạt vào bờ.
Người dân thôn An Hải không cần mất nhiều công sức đánh bắt chỉ cần thức dậy sáng sớm đi bộ dọc bờ biển sẽ dễ dàng nhặt được hải sâm trôi dạt vào bờ
“Đây là một chuyện lạ chưa từng thấy ở biển Thừa Thiên-Huế, vì hải sâm thường sống ở đáy biển, đánh bắt rất khó. Mấy hôm trước, nhiều người ra bãi biển đã thấy hải sâm và rủ nhau đi bắt. Có người mỗi sáng kiếm được cả bao tải hải sâm tươi. Sau mấy ngày dạt vào bãi biển, đến hôm nay lượng hải sâm dạt vào bờ đã giảm”, ông Vân nói.
Cũng theo ông Vân, số hải sâm dạt vào bờ biển Thuận An chủ yếu là loài vú trắng, con to nhất bằng cả ngón chân người lớn, trên thân có những chấm trắng và thường được dùng làm sản phẩm tiến cung cho nhà vua xưa.
Hải sâm dạt vào bờ biển Thuận An chủ yếu là loài vú trắng, con to nhất bằng cả ngón chân người lớn, trên thân có những chấm trắng
“Giá mỗi ký hải sâm tươi sau khi làm sạch người dân Thuận An bán cho các thương lái nhập vào TP.HCM với giá 500.000 đồng. Số hải sâm này có thể theo dòng hải lưu đã dạt vào bờ biển đảo Phú Quốc mấy hôm trước", ông Vân nói.
Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Thừa Thiên - Huế, cho biết hiện tượng hải sâm dạt bờ là không có gì bất thường, nhưng việc xuất hiện một lượng lớn như vậy tại Thừa Thiên - Huế là lần đầu tiên ghi nhận. Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi của dòng hải lưu.
Giá mỗi ký hải sâm tươi sau khi đã làm sạch người dân Thuận An bán cho các thương lái nhập vào TP.HCM với giá 500.000 đồng
Có thể bạn quan tâm

Với tựa đề “Việt Nam bảo vệ nền kinh tế khỏi khủng hoảng như thế nào?”, chuyên gia Pavel Vinogradov, Tổng biên tập tạp chí “Thế giới đa cực” (Nga) đã đưa ra một số đánh giá về nền kinh tế Việt nam trong năm 2014.

Vụ mùa năm 2013, Trường Đại học Hồng Đức đã hỗ trợ toàn bộ nguồn giống, thuốc bảo vệ thực vật và chuyển giao khoa học - kỹ thuật để bà con nông dân xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy) triển khai thực hiện mô hình khôi phục giống lúa nếp hạt cau bản địa, với quy mô 3,5 ha.

Ngay từ đầu năm 2014, Hạt Kiểm lâm Bá Thước đã phối hợp với chính quyền các xã trên địa bàn, chỉ đạo các thôn, bản, hộ dân thực hiện việc trồng rừng mới theo đúng kế hoạch. Các kiểm lâm địa bàn và cán bộ lâm nghiệp các xã thường xuyên kiểm tra, động viên, vận động nhân dân tham gia chương trình, đồng thời tư vấn và giúp đỡ người dân hoàn thành các thủ tục để được hỗ trợ.

Ngày 4-11, Công ty TNHH một thành viên Sữa Lam Sơn, thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk đã nhập đàn bò sữa đầu tiên vào chăn nuôi tại trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 tại xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, chính thức đưa trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 đi vào hoạt động.

Huyện chỉ đạo HTX vận tải Thạch Thành, ban chỉ đạo mía huyện, xã và các HTX dịch vụ nông nghiệp xây dựng kế hoạch bảo đảm trong khâu thu hoạch, bốc xếp, vận chuyển hết mía nguyên liệu về nhà máy. Khắc phục tình trạng mía tồn đọng lâu ngày trên bãi, lái xe vận chuyển gây phiền hà cho người trồng mía, huyện đề nghị Công ty Việt – Đài đầu tư tu sửa, nâng cấp một số tuyến đường giao thông để tạo thuận lợi cho việc thu hoạch, vận chuyển mía nguyên liệu.