Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sau Phú Quốc hải sâm lại ồ ạt dạt vào đầy bãi biển Thừa Thiên - Huế

Sau Phú Quốc hải sâm lại ồ ạt dạt vào đầy bãi biển Thừa Thiên - Huế
Ngày đăng: 25/09/2015

Mấy ngày qua hải sâm dạt vào biển Thừa Thiên-Huế rất nhiều

Ngày 24.9, nhiều người dân thuộc thôn An Hải, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế, vẫn còn ra bãi biển để lượm hải sâm tươi đem bán. Tình trạng hải sâm đột ngột dạt vào bãi biển tại Thuận An xảy ra trong 4-5 ngày gần đây.

Ông Nguyễn Văn Thích trú thôn An Hải cho hay suốt 4 ngày qua ông cùng gia đình đi bộ dọc bãi biển Thuận An nhặt hải sâm dạt vào bờ với số lượng khá lớn. Nhiều người dân nghe thông tin cũng đổ xô ra biển để nhặt hải sâm.

Ông Nguyễn Văn Vân cùng trú thôn An Hải cho biết từ nhỏ đến giờ ông chưa từng chứng kiến một số lượng hải sâm lớn dạt vào bờ biển như hiện nay. Người dân không cần mất nhiều công sức đánh bắt chỉ cần thức dậy vào buổi sáng sớm đi bộ dọc bờ biển sẽ dễ dàng nhìn thấy hải sâm trôi dạt vào bờ.

Người dân thôn An Hải không cần mất nhiều công sức đánh bắt chỉ cần thức dậy sáng sớm đi bộ dọc bờ biển sẽ dễ dàng nhặt được hải sâm trôi dạt vào bờ

“Đây là một chuyện lạ chưa từng thấy ở biển Thừa Thiên-Huế, vì hải sâm thường sống ở đáy biển, đánh bắt rất khó. Mấy hôm trước, nhiều người ra bãi biển đã thấy hải sâm và rủ nhau đi bắt. Có người mỗi sáng kiếm được cả bao tải hải sâm tươi. Sau mấy ngày dạt vào bãi biển, đến hôm nay lượng hải sâm dạt vào bờ đã giảm”, ông Vân nói.

Cũng theo ông Vân, số hải sâm dạt vào bờ biển Thuận An chủ yếu là loài vú trắng, con to nhất bằng cả ngón chân người lớn, trên thân có những chấm trắng và thường được dùng làm sản phẩm tiến cung cho nhà vua xưa.

Hải sâm dạt vào bờ biển Thuận An chủ yếu là loài vú trắng, con to nhất bằng cả ngón chân người lớn, trên thân có những chấm trắng

“Giá mỗi ký hải sâm tươi sau khi làm sạch người dân Thuận An bán cho các thương lái nhập vào TP.HCM với giá 500.000 đồng. Số hải sâm này có thể theo dòng hải lưu đã dạt vào bờ biển đảo Phú Quốc mấy hôm trước", ông Vân nói.

Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Thừa Thiên - Huế, cho biết hiện tượng hải sâm dạt bờ là không có gì bất thường, nhưng việc xuất hiện một lượng lớn như vậy tại Thừa Thiên - Huế là lần đầu tiên ghi nhận. Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi của dòng hải lưu. 

Giá mỗi ký hải sâm tươi sau khi đã làm sạch người dân Thuận An bán cho các thương lái nhập vào TP.HCM với giá 500.000 đồng


Có thể bạn quan tâm

Ông Cảnh Nuôi Nai Thoát Nghèo Ông Cảnh Nuôi Nai Thoát Nghèo

Ông Trịnh Cảnh ở thôn Đại Phú, xã Hòa Quang Nam (Phú Hòa, Phú Yên) là một trong những người đi đầu trong việc chuyển đổi từ nuôi heo và bò sang nuôi nai, nhờ vậy mà kinh tế gia đình ông ngày càng khá hơn.

31/07/2012
Đa Dạng Đối Tượng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Thái Bình Đa Dạng Đối Tượng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Thái Bình

Sau 2 tháng xuống giống nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước lợ vụ xuân hè năm 2012, hầu hết tôm cá nuôi tại ao, đầm của Thái Thụy (Thái Bình) đều sinh trưởng và phát triển tốt. Sau những vụ “độc canh” con tôm sú gặp rủi ro, “thất bát” vì dịch bệnh, năm nay nông dân bước đầu chuyển hướng đầu tư, đa dạng hoá đối tượng nuôi thả, chú trọng khâu cải tạo ao đầm, kỹ thuật chăm sóc… quyết tâm giành vụ NTTS thắng lợi cả về sản lượng và giá trị thu nhập.

16/05/2012
Nông Dân Lý Sơn Thu Lãi Cao Từ Dưa Hấu Nông Dân Lý Sơn Thu Lãi Cao Từ Dưa Hấu

Sau hành, tỏi, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) còn nổi tiếng với dưa hấu. Dưa hấu trồng ở đảo này có vị thơm ngon đặc biệt nên được thị trường ưa chuộng, giúp hàng trăm nông dân Lý Sơn có thêm nguồn thu nhập.

24/05/2012
Khá Lên Nhờ Nuôi Dê Khá Lên Nhờ Nuôi Dê

Từng là một đội viên du kích, xã đội trưởng gan dạ, dũng cảm trong kháng chiến chống Mỹ, sau ngày thống nhất đất nước, người thương binh ¼ Nguyễn Văn Hồng được điều động vào đội công tác của tỉnh Quảng Nam bổ sung cho đội ngũ cán bộ cốt cán xây dựng điểm kinh tế mới Cư Phiăng, xã Hòa Phong (Krông Bông). Ở quê hương mới, ông Hồng từng đảm nhiệm công tác Đoàn, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Sơn Phong, sau đó công tác tại Công ty Vật tư Nông nghiệp huyện Krông Bông và về nghỉ mất sức năm 1986 vì lý do sức khỏe.

07/08/2012
Khoai Lang Rớt Giá Tại Thương Nhân Trung Quốc Hay Tại Ta? Khoai Lang Rớt Giá Tại Thương Nhân Trung Quốc Hay Tại Ta?

Câu chuyện thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu gom nông thủy sản, kích giá sốt mạnh rồi lao dốc sâu đã không còn xa lạ với người nông dân vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, hiện một lần nữa bà con trồng khoai lang tại các tỉnh ĐBSCL lại rơi vào tình cảnh này. Vì sao?

16/05/2012