Sâu đục thân mình trắng tàn phá vườn cà phê

Trong đó, các xã bị thiệt hại nặng nhất là Xuân Trường 509ha, Xuân Thọ 560ha, Trạm Hành 292ha… Qua kiểm tra, diện tích bị nhiễm chủ yếu là sâu đục thân mình trắng đang trong giai đoạn vũ hóa thành sâu trưởng thành.
Ông Lê Thìn – Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Trường cho biết: “Sâu đục thân mình trắng gây hại rất nặng nề trên cây cà phê của xã, hiện nay đã có trên 500ha cà phê bị nhiễm sâu đục thân, tỷ lệ gây hại từ 40 – 80%, có những vườn bị gây hại trên 90% ở thôn Xuân Sơn và Cầu Đất”.
Tại các điểm gây hại nặng ở thôn Xuân Sơn, Cầu Đất, cán bộ Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt, cùng với cán bộ Hội Nông dân, Khuyến nông viên của xã đã hướng dẫn bà con cắt bỏ phần bị hại để tiêu diệt bằng cách đốt hoặc chẻ thân cây ra, thu sâu non mới trưởng thành để tiêu diệt, đồng thời phải bón phân cân đối, đầy đủ để cây phát triển tốt, tăng sức đề kháng.
Các loại thuốc hoặc hoạt chất để phòng trừ như Diazinon: Diazol 10GR, Diazan 50EC rải đều xung quanh gốc, liều lượng 20 – 30kg/ha, Chlorpyrifos Ethyl + Crypermethrin: Tungcydan 55EC liều lượng 1,5 lít/ha, Chlorpyrifos Ethyl + Alpha-Cypermethrin: Supertac 500EC liều lượng sử dụng 2,5 lít/ha, lượng nước phun 800 lít/ha và phun ướt đều toàn bộ cây, đặc biệt phun kỹ thân cây và phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Trong thời gian tới, Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt sẽ tiến hành tổ chức các lớp tập huấn đến từng thôn bị hại nặng trên địa bàn các xã Xuân Trường, Xuân Thọ, Trạm Hành để hướng dẫn bà con nông dân các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu đục thân gây hại kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay giá cá bổi loại 8 con/kg chỉ còn 45 ngàn đ/kg, giảm khoảng 25 ngàn đ/kg so với thời điểm này năm trước. Loại 6 con/kg giá hơn 60 ngàn đ/kg, giảm hơn 20 ngàn đkg so với cùng kỳ.

Dẫn khách ra vườn bưởi tán xoè rộng, lá xanh mướt, quả to, quả nhỏ trĩu cành, anh Minh cho biết, cũng như nhiều hộ làm vườn khác ở xã, trước đây 8.000 m2 đất của anh đều trồng nhãn, trước là nhãn lồng, kế đó là nhãn xuồng cơm vàng. Trồng theo phong trào nên điệp khúc được mùa rớt giá cứ đeo bám riết, đành phải chặt bỏ nhãn trồng bưởi da xanh vì lúc đó bưởi được giá.

Tổng sản lượng thủy hải sản thu được từ nuôi và khai thác biển của tỉnh Bạc Liêu trong chín tháng qua đạt trên 223.000 tấn, đạt 81% kế hoạch năm và tăng 9% so cùng kỳ năm 2013. Trong đó sản lượng thủy sản từ nuôi trồng đạt gần 137.000 tấn, tăng 14% cùng kỳ.

Nhờ tuân thủ đúng lịch thời vụ cũng như nghiêm ngặt trong việc lựa chọn con giống, đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nên cả vụ không hề có dịch bệnh, tôm phát triển rất đều, năng suất đạt 10 tấn/ha, tổng sản lượng ước đạt 20 tấn.

Đề tài "Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật lấy nước biển phục vụ nuôi tôm công nghiệp tại huyện Kiên Lương" thuộc danh mục được phê duyệt theo Quyết định số 2074/QĐ-UBND, ngày 02/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.