Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sâu Cuốn Lá Nhỏ Hại Lúa Hè Thu

Sâu Cuốn Lá Nhỏ Hại Lúa Hè Thu
Ngày đăng: 17/08/2013

Vụ hè thu này huyện Thăng Bình gieo sạ được 7.250ha lúa. tuy nhiên 2 tuần gần đây trên cây lúa bắt đầu xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở nhiều địa phương.

Cánh đồng lúa hơn 5ha ở tổ 8 và tổ 11 (thị trấn Hà Lam, Thăng Bình) dự kiến vụ này sẽ cắt giảm chuyển sang trồng hoa màu nhưng do thực hiện nhiều biện pháp chống hạn nên nông dân vẫn sạ. Hiện nay, hơn 5ha lúa tại cánh đồng này có nguy cơ bị giảm năng suất từ 30 - 40% do bị sâu cuốn lá gây hại.

Ông Nguyễn Phước Long (tổ 10, thị trấn Hà Lam) có 7 sào đất canh tác lúa tại đây. Các năm trước do ít hạn nên nước về đồng sớm, ông tranh thủ làm đất để sạ trà 1, nhưng năm nay do hạn hán kéo dài, thiếu nước sản xuất nên đành phải sạ trà 3 với giống HT1 và Q.Nam9 ngắn ngày.

Khoảng 2 tuần gần đây, khi ruộng lúa chuẩn bị trổ đòng thì sâu cuốn lá bùng phát mạnh. Ông Long cho biết: “Khi bắt đầu xuất hiện sâu cuốn lá gây hại tôi đã mua thuốc đặc trị về phun ngay, nhưng đến nay lúa vẫn bị trắng cả 7 sào và có dấu hiệu khô cây”. Gia đình anh Nguyễn Công Hòa (tổ 13, thị trấn Hà Lam) cũng có 2 sào lúa bị sâu cuốn lá gây hại.

Anh Hòa cho biết: “Đến nay đã 3 lần phun thuốc đặc trị sâu cuốn lá nhưng vẫn không diệt được tận gốc loại sâu này. Hiện trên ruộng đã bắt đầu xuất hiện thêm nhiều con bướm nhỏ có màu trắng, khả năng chỉ vài ngày nữa một đợt sâu non khác lại ra đời và tiếp tục cắn phá lúa”.

Theo thống kê, Thăng Bình hiện có khoảng 180ha lúa bị sâu cuốn lá gây hại, tập trung ở các xã Bình Định Bắc (30ha), Bình Quý (20ha), Bình Tú (20ha), các xã còn lại bị nhiễm từ 5 - 10ha. Ông Võ Duy Anh – Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Thăng Bình cho biết, sâu cuốn lá gây hại diện rộng là do các địa phương triển khai biện pháp phòng trừ bệnh cho nông dân chậm, một số nơi nông dân phun thuốc không đúng liều lượng ghi trên nhãn thuốc.

Trong thời gian tới sâu cuốn lá sẽ tiếp tục gây hại trên địa bàn huyện Thăng Bình, nhất là đối với các chân ruộng sạ muộn tập trung ở khu vực hồ Đông Tiển thuộc xã Bình Trị, Bình Định Bắc và các cánh đồng thuộc khu vực ven sông Trường Giang, xã Bình Giang. “Để hạn chế thiệt hại do sâu cuốn lá gây ra, bà con nông dân cần quan sát trên các cánh đồng thấy bướm rộ lên nhiều thì chờ đến khi không còn thấy bướm bay lên nữa, khoảng 5 ngày sau là phun thuốc đặc trị sẽ cho hiệu quả cao. Bởi lúc này sâu mới chỉ từ 2 - 3 ngày tuổi, chưa gây hại nhiều và còn non nên dễ diệt trừ” -  ông Anh nói.


Có thể bạn quan tâm

Nghệ An để nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả Nghệ An để nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả

Từ năm 2008 đến nay, tôm thẻ chân trắng được các hộ nuôi chọn làm chủ lực thay thế con tôm sú trên diện tích nước mặn lợ của các địa phương ven biển. Đến nay, diện tích nuôi đã vượt con số 1.300 ha/vụ. Tuy nhiên, liên tiếp trong những năm qua, dịch bệnh xảy ra, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng khiến nhiều hộ nuôi tôm lao đao.

06/08/2015
Cần điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm nuôi trong mùa mưa Cần điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm nuôi trong mùa mưa

Hiện nay, người nuôi tôm Sóc Trăng đã thả nuôi gần 31.000 ha tôm nước lợ, tương đương 7,9 tỉ con giống, đạt 69% kế hoạch. Tuy nhiên đã có 7.400 ha bị thiệt hại, tương đương 1,5 tỉ con giống, chiếm 24% diện tích thả nuôi.

06/08/2015
Thừa Thiên Huế Được mùa cá Nam Thừa Thiên Huế Được mùa cá Nam

Thời tiết từ đầu vụ đến nay khá thuận lợi, cộng thêm ngư cụ được cải hoán, nâng cấp khá hiện đại là những yếu tố quan trọng cho vụ cá Nam thắng lợi.

06/08/2015
Lập bản đồ vùng nuôi, xuất khẩu cá tra Lập bản đồ vùng nuôi, xuất khẩu cá tra

Cuối tháng 7-2015, giá bán cá tra vẫn tiệm cận với giá thành. Người nuôi cá ở ĐBSCL vẫn đang lo lắng. Tình trạng này đã kéo dài hơn 10 năm qua. Thế nhưng việc Hiệp hội Cá tra Việt Nam bước đầu “lập được bản đồ nuôi cá tra” ở ĐBSCL đang mở ra hướng phát triển căn cơ cho nghề nuôi cá.

06/08/2015
Có vaccine phòng bệnh cho cá tra Có vaccine phòng bệnh cho cá tra

TS. Đặng Thị Hoàng Oanh, Khoa Thủy sản (Trường đại học Cần Thơ), vừa có buổi trao đổi kinh nghiệm với nông dân về điều trị bệnh gan thận mủ ở cá tra. Theo TS. Oanh, ngoài các loại thuốc đặc trị, thị trường đã có vaccine ALPHA JECT Panga 1, chuyên phòng bệnh cho cá tra. Vaccine được nhập khẩu từ Na Uy, qua khảo nghiệm giúp cá chống lại vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trong suốt quá trình nuôi.

06/08/2015