Sau Bò, Đến Lượt Trâu Úc Vào Việt Nam

Tuần tới, chuyến tàu chở 600 con trâu từ Úc dự kiến sẽ khởi hành từ Darwin về Việt Nam, là chuyến tàu thí điểm đầu tiên của vùng Northern Territory (lãnh thổ Bắc Úc) xuất khẩu trâu sống sang Việt Nam.
Theo tin của ABC, các doanh nghiệp Việt Nam dự định mua của Úc đến 5.000 con trâu mỗi tháng, hay 60.000 con mỗi năm - một con số khá lớn so với mức xuất khẩu chỉ tổng cộng 800 con vào năm 2013 cho các nước Brunei, Indonesia và Philippines từ vùng này. Bản tin không cho biết doanh nghiệp Việt Nam nào sẽ nhập khẩu trâu đợt này.
Đây chủ yếu là loài trâu sống hoang dã nên một quan chức vùng Northern Territory đã cho rằng, đây không những là cơ hội kinh doanh cho dân dịa phương mà còn giúp Northern Territory giảm số lượng trâu sống trong hoang dã. Ông này cho biết săn bắt 60.000 con trâu mỗi năm là chuyện khó nên họ còn xuất loại trâu được chăn nuôi tại vùng này.
Trước đây vùng Northern Territory và Việt Nam đã thỏa thuận những tiêu chí về sức khỏe để tiến hành xuất khẩu trâu. Trước đây trâu ít được xuất khẩu bởi những quy định chặt chẽ về việc giết mổ, buộc phải làm cho gia súc “choáng” trước khi giết thịt nhưng xương sọ của trâu lại quá dày, khó làm cho nó “choáng” theo yêu cầu.
Trước đó, theo tin của Global Meat, xuất khẩu thịt trâu từ Ấn Độ sang Việt Nam đã tăng gấp đôi về số lượng và gấp ba về giá trị do lượng thịt này thực chất là để xuất sang Trung Quốc, nơi vẫn đang còn áp dụng lệnh cấm nhập thịt trực tiếp từ Ấn.
Tính từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2013, xuất khẩu thịt trâu từ Ấn Độ sang Trung Quốc qua ngõ Việt Nam tăng từ 123.000 tấn cùng kỳ năm trước lên 248.000 tấn, giá trị tăng từ 291 triệu đô la Mỹ lên 867 triệu đô la. Ấn Độ và Trung Quốc đã ký ghi nhớ về việc mua bán trâu trực tiếp giữa hai nước từ tháng 5-2013 nhưng các thủ tục chính thức hóa chưa hoàn tất.
Năm 2013 Việt Nam đã nhập 68.000 con bò từ Úc.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, khai thác lợi thế, nghề nuôi trồng thủy sản đã phát triển mạnh. Phong trào nuôi ngọt phát triển khắp nơi, từ vùng rừng núi xa xôi đến đồng bằng rộng lớn, nhất là đồng bào vùng sâu vùng xa, nơi giao thông còn gặp nhiều khó khăn

"Chưa bao giờ cá điêu hồng nuôi bè có giá cao và mang lại hiệu quả kinh tế hấp dẫn như hiện nay", đó là nhận định của một người nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tiền Giang trong điều kiện giá cá điêu hồng hiện ở mức 35.000 đồng/kg, mỗi chủ bè thu hoạch cá có thể lãi hàng trăm triệu đồng

Giống chè TB 14, Giống chè LD 97, Giống chè LDP1, Giống Keo Am Tích, Giống Phúc Vân Tiên

Máy cạo mủ của anh Bình có nguyên lý cấu tạo hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng momen quay tròn của động cơ điện một chiều để cắt gọt lớp vỏ cây cao su. Máy có bộ phận khống chế nên không gây tổn thương cho thân cây, có thể tùy chỉnh theo độ dày mỏng của lát cắt từ 1,2 - 1,5 li

Ít ai biết, hàng trăm ha đất khu vực Đồng Tháp Mười (Tân Phước,Tiền Giang) trồng khóm nổi tiếng từ lâu đã bỏ hoang gần 3 năm qua vì dự án KCN và qui hoạch sân golf..