Sâu Bệnh Tăng Diện Gây Hại Trên Lúa Thu Đông

Thời tiết mưa kéo dài, ẩm độ không khí cao tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển trên trà lúa Thu Đông.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, hiện trong toàn tỉnh có 22.698ha bị nhiễm sâu bệnh (tăng 17.653ha so với hồi giữa tháng 7) trong tổng số 54.037ha lúa đã xuống giống.
Đối tượng gây hại nhiều nhất là bệnh đạo ôn: 19.803ha (tăng 17.596ha so với hồi giữa tháng 7), tỷ lệ nhiễm phổ biến 5- 10%, gây hại trên trà lúa ở giai đoạn đẻ nhánh- đòng trổ, huyện có diện tích bị nhiễm bệnh này nhiều nhất là Vũng Liêm (17.365ha).
Kế đến là sâu cuốn lá: 1.114ha (tăng 579ha), mật số phổ biến 6- 11 con/m2, gây hại trên trà lúa ở giai đoạn đẻ nhánh- đòng trổ.
Rầy nâu (rầy cám tuổi 1 và rải rác rầy trưởng thành) gây nhiễm: 415ha, mật số phổ biến 500- 1.200 con/m2, gây hại trên trà lúa ở giai đoạn đẻ nhánh - đòng trổ tại huyện Trà Ôn.
Có thể bạn quan tâm

Theo dự báo của VASEP, năm 2014, kim ngạch xuất khẩu thủy sản có thể đạt 6,9 tỉ USD, trong đó tôm xuất khẩu đạt 3 tỉ USD; cá tra 1,6 tỉ USD và hải sản khoảng 2,2 tỉ USD.

Phú Yên có các vùng nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích hơn 3.000ha và hàng chục ngàn lồng bè nuôi tôm hùm, cá mú, cá hồng… mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngư dân địa phương.

Với nguồn tài nguyên biển đa dạng, phong phú, từ nhiều năm nay, chế biến và xuất khẩu thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đóng góp một phần quan trọng vào hoạt động xuất khẩu của tỉnh Khánh Hòa.

Từ đầu Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 đến nay, ngư dân trên địa bàn hai xã Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam (huyện Hoài Nhơn - Bình Định) trúng đậm tôm hùm giống (ngư dân quen gọi là tôm nhí).

Nhiều năm qua, Nhật Bản luôn dẫn đầu về NK tôm Việt Nam với giá trị đạt trên 600 triệu USD/năm. Quy định kiểm tra ETQ đã khiến nước này xuống vị trí thứ 2 về NK tôm Việt Nam sau Mỹ trong năm 2013.