Sâu bệnh hại lúa có chiều hướng phát sinh diện rộng

Bộ NNPTNT cho biết, hoạt động trọng tâm trong tháng 4 vừa qua của các địa phương miền Bắc là tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa và rau, màu vụ đông xuân. Tổng diện tích gieo cấy lúa đông xuân niền Bắc vụ này đạt hơn 1.190 ngàn ha, tăng hơn 40 ngàn ha so với vụ trước. Hiện phần lớn diện tích tại các tỉnh Bắc bộ, lúa đang trong thời kỳ đứng cái, làm đòng và trỗ; tại khu vực miền Trung, lúa bắt đầu trỗ bông, một số diện tích chuyển phơi màu.
Nhìn chung, lúa đông xuân sau khi các địa phương hoàn thành chăm sóc đợt 1 và tập trung chăm sóc đợt 2, đang sinh trưởng và phát triển khá tốt. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hiện nay là sâu bệnh đang có chiều hướng phát sinh trên diện rộng và lây lan nhanh.
Riêng bệnh đạo ôn đã phát sinh trên hơn 50 nghìn ha lúa ở hầu hết các tỉnh thuộc địa bàn miền Bắc, diện tích nhiễm tăng khá nhiều so với cùng kỳ năm trước và đã gây mất trắng cục bộ tại một số địa phương như Ninh Bình (5,2 ha), Hà Tĩnh (0,3 ha)... Ngoài ra, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn cũng đang lây nhiễm trên hàng chục nghìn ha và diện tích nhiễm đều tăng so với cùng kỳ này năm trước.
Tại miền Nam, tính đến ngày 15/4, các tỉnh đã thu hoạch đạt gần 1,65 triệu ha lúa đông xuân, chiếm 84,7% diện tích xuống giống và nhanh hơn 43,5% so với cùng kỳ năm trước. Riêng vùng ĐBSCL đã cơ bản thu hoạch xong lúa đông xuân, đạt gần 1,5 triệu ha với tốc độ thu hoạch nhanh hơn cùng kỳ năm trước 5,2%.
Báo cáo sơ bộ kết quả thu hoạch lúa đông xuân của các địa phương thuộc vùng ĐBSCL cho biết đều được mùa, năng suất không thua kém vụ đông xuân trước nhiều. Tính bình quân trên diện tích lúa đã cho thu hoạch toàn miền Nam năng suất bình quân đạt 68,7 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha so với vụ trước; sản lượng trên diện tích đã thu hoạch ước đạt hơn 11,3 triệu tấn. Riêng vùng ĐBSCL, năng suất bình quân trên diện tích thu hoạch ước đạt 70,4 tạ/ha, giảm 0,2 tạ/ha, sản lượng đạt gần 10,4 triệu tấn.
Tại các địa bàn có diện tích lúa đông xuân lớn như: Kiên Giang, Hậu Giang, An Giang, Cần Thơ… đều đạt năng suất cao, bình quân từ 71,5 đến 76,3 tạ/ha.
Nhờ thu hoạch nhanh lúa đông xuân, các địa phương miền Nam đã sớm chuyển trọng tâm sang xuống giống lúa hè thu. Tính đến giữa tháng 4, diện tích xuống giống lúa hè thu đã đạt 564,2 ngàn ha, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước; gần 95% diện tích xuống giống lúa hè thu tập trung chủ yếu ở vùng ĐBSCL.
Có thể bạn quan tâm

Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 1.151 gia trại và 206 trang trại đã được UBND huyện cấp giấy chứng nhận theo Thông tư số 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong đó có 7 trang trại tổng hợp quy mô từ 2ha trở lên, chủ yếu chăn nuôi lợn, gà, tập trung nhiều nhất ở hai xã Quỳnh Hội và An Vinh. Một trang trại đầu tư bình quân từ 1 - 5 tỷ đồng, đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.

Đây là thông tin của Tổ chức Động vật Châu Á phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Tỉnh Quảng Ninh công bố sau khi thực hiện kiểm tra, đánh giá sức khỏe sơ bộ gấu nuôi nhốt tại ba trang trại tại thành phố Hạ Long. Theo kết quả đánh giá, thực trạng tại các trại nuôi gấu tư nhân ở Quảng Ninh là đáng báo động với nhiều cá thể gấu còn lại có nhiều vết thương trên cơ thể, bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng và đang bị bỏ đói.

Năm 2015, ngành Thú y sẽ tiếp tục chủ động giám sát dịch bệnh, phòng chống và ngăn chặn từ xa các dịch bệnh nguy hiểm, nhất là dịch bệnh của động vật trên cạn lây lan sang người.

Theo ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), diện tích trồng bắp trên toàn huyện có khoảng 400ha, tăng hơn 200ha so với cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu ở các địa phương như Hòa Mỹ, Phụng Hiệp, Hiệp Hưng… Trong đó, người dân chủ yếu lựa chọn loại bắp ăn để gieo trồng với 380ha, còn lại là bắp lai.

Năm 2014, toàn tỉnh Phú Yên trồng mới hơn 4.800ha rừng tập trung, đạt 100% kế hoạch (rừng phòng hộ 337ha, rừng đặc dụng 39ha, rừng sản xuất hơn 4.424ha), nâng độ che phủ lên 38%. Tuy nhiên, thời gian qua, các vườn ươm cây giống trong tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu trồng rừng của các tổ chức, cá nhân. Điều này đòi hỏi tỉnh phải có giải pháp phát triển bền vững hệ thống rừng giống và vườn ươm cây lâm nghiệp.