Sâu bệnh hại lúa có chiều hướng phát sinh diện rộng

Bộ NNPTNT cho biết, hoạt động trọng tâm trong tháng 4 vừa qua của các địa phương miền Bắc là tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa và rau, màu vụ đông xuân. Tổng diện tích gieo cấy lúa đông xuân niền Bắc vụ này đạt hơn 1.190 ngàn ha, tăng hơn 40 ngàn ha so với vụ trước. Hiện phần lớn diện tích tại các tỉnh Bắc bộ, lúa đang trong thời kỳ đứng cái, làm đòng và trỗ; tại khu vực miền Trung, lúa bắt đầu trỗ bông, một số diện tích chuyển phơi màu.
Nhìn chung, lúa đông xuân sau khi các địa phương hoàn thành chăm sóc đợt 1 và tập trung chăm sóc đợt 2, đang sinh trưởng và phát triển khá tốt. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hiện nay là sâu bệnh đang có chiều hướng phát sinh trên diện rộng và lây lan nhanh.
Riêng bệnh đạo ôn đã phát sinh trên hơn 50 nghìn ha lúa ở hầu hết các tỉnh thuộc địa bàn miền Bắc, diện tích nhiễm tăng khá nhiều so với cùng kỳ năm trước và đã gây mất trắng cục bộ tại một số địa phương như Ninh Bình (5,2 ha), Hà Tĩnh (0,3 ha)... Ngoài ra, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn cũng đang lây nhiễm trên hàng chục nghìn ha và diện tích nhiễm đều tăng so với cùng kỳ này năm trước.
Tại miền Nam, tính đến ngày 15/4, các tỉnh đã thu hoạch đạt gần 1,65 triệu ha lúa đông xuân, chiếm 84,7% diện tích xuống giống và nhanh hơn 43,5% so với cùng kỳ năm trước. Riêng vùng ĐBSCL đã cơ bản thu hoạch xong lúa đông xuân, đạt gần 1,5 triệu ha với tốc độ thu hoạch nhanh hơn cùng kỳ năm trước 5,2%.
Báo cáo sơ bộ kết quả thu hoạch lúa đông xuân của các địa phương thuộc vùng ĐBSCL cho biết đều được mùa, năng suất không thua kém vụ đông xuân trước nhiều. Tính bình quân trên diện tích lúa đã cho thu hoạch toàn miền Nam năng suất bình quân đạt 68,7 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha so với vụ trước; sản lượng trên diện tích đã thu hoạch ước đạt hơn 11,3 triệu tấn. Riêng vùng ĐBSCL, năng suất bình quân trên diện tích thu hoạch ước đạt 70,4 tạ/ha, giảm 0,2 tạ/ha, sản lượng đạt gần 10,4 triệu tấn.
Tại các địa bàn có diện tích lúa đông xuân lớn như: Kiên Giang, Hậu Giang, An Giang, Cần Thơ… đều đạt năng suất cao, bình quân từ 71,5 đến 76,3 tạ/ha.
Nhờ thu hoạch nhanh lúa đông xuân, các địa phương miền Nam đã sớm chuyển trọng tâm sang xuống giống lúa hè thu. Tính đến giữa tháng 4, diện tích xuống giống lúa hè thu đã đạt 564,2 ngàn ha, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước; gần 95% diện tích xuống giống lúa hè thu tập trung chủ yếu ở vùng ĐBSCL.
Có thể bạn quan tâm

Theo chân ông Chu Văn Báo, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), qua chợ vải thiều những ngày cuối vụ, cảnh mua bán đã không còn tấp nập như vài ngày trước. Người viết muốn tìm mua một chùm vải thiều VietGap loại 1 để thưởng thức cũng thật khó, bởi thương lái đã bao tiêu toàn bộ lượng vải ở chợ cho đến cuối vụ.

Thời gian gần đây, cụm từ chuyển đổi đất sản xuất lúa vụ 3 (lúa thu đông) sang trồng màu đã không ít lần được một số nhà chuyên môn lẫn lãnh đạo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nhắc đến. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra: “chuyển sang trồng màu, ai lo đầu ra cho nông dân?

Thời điểm này, nhiều hộ nuôi con đặc sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang rơi vào cảnh nợ nần, thua lỗ vì giá một số loại con đặc sản xuống thấp hoặc không có đầu ra.

Hiện nay, tại các vùng nông thôn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) cho người dân chưa đạt được yêu cầu đề ra. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân, trong đó khá nhiều hộ nông dân nghèo gặp khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi làm thủ tục xin giấy CNQSDĐ.

Theo quốc lộ 14 đi thành phố Buôn Ma thuột, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 20 km chúng tôi ghé vào thôn 11 xã Nâm Njang thăm một gia đình nông dân sản xuất giỏi - anh Hoàng Quốc Hùng.