Sâu Bệnh Gây Hại Trên Cây Ăn Trái Tăng

Trong tháng 1, sâu bệnh gây hại trên cây ăn trái ở huyện Châu Thành (Hậu Giang) với diện tích là 5.360ha, tăng 153ha so với tháng trước. Đối tượng gây hại chủ yếu trên cam sành, trong đó bệnh vàng lá, thối rễ là 399ha, vàng lá gân xanh 3.663ha, ghẻ nhám và loét 251ha; sâu đục trái cam, bưởi, chanh là 113ha…
Ông Trần Quang Hành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, cho biết: Huyện đang tập trung các giải pháp thực hiện, trong đó tập huấn cho người dân cách phòng trị sâu bệnh, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc, phân bón đúng trên cây ăn trái. Hướng dẫn người dân cách phòng trị bệnh đạo ôn, rầy nâu trên cây lúa và sản xuất theo phương pháp “4 đúng” an toàn trên rau màu.
Có thể bạn quan tâm

Bản tin của một đài truyền hình ở trung ương liên tục đưa tin về mất mùa lúa 2015 ở Thái Bình vào buổi sáng các ngày 29, 30/9 và 1, 2/10. Người Thái Bình xem được bản tin đều nháo nhác. Tất cả cứ nóng lên rần rật. Nhưng sự thực thì thế nào?

Sở NN-PTNT Phú Thọ vừa tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình “Bón phân chuyên dùng Văn Điển cho chè kinh doanh có cây che bóng năm 2015” tại 2 huyện Thanh Ba và Thanh Sơn với những kết quả bất ngờ.

Đu đủ Carinosa rất dễ trồng, ít bị bệnh vàng xoăn ngọn (còn gọi bệnh đốm vòng), cho năng suất cao, giá bán cao hơn các giống đu đủ ruột đỏ từ 500 - 2.000 đồng/kg tùy từng thời điểm.

Với 4 ha đất bãi ngoài đê, anh Đỗ Văn Vịnh (thôn 7, xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) năm nay thu lãi hơn 1 tỷ đồng từ nuôi tôm công nghiệp.

Đó là “Dây chuyền thiết bị công nghệ chế biến nhựa thông" do Viện Cơ điện nông nghiệp & công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN-PTNT) nghiên cứu, chế tạo.