Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sạt Lở Đê Bao Vùng Mía

Sạt Lở Đê Bao Vùng Mía
Ngày đăng: 28/07/2014

Nhằm giúp người trồng mía an tâm sản xuất mỗi khi mùa lũ về, tỉnh đang tiến hành xây dựng đê bao vùng mía nguyên liệu trên địa bàn huyện Phụng Hiệp. Tuy nhiên, trong quá trình thi công đã có nhiều đoạn bị sạt lở nghiêm trọng, gây lo lắng cho chính quyền địa phương và người dân.

Người dân lo lắng

Thực hiện dự án đê bao vùng mía nguyên liệu, tỉnh sẽ khép kín hơn 5.000ha mía của người dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp.

Dự án chia làm 2 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 do Sở NN&PTNT tỉnh làm chủ đầu tư, đến nay đã cơ bản hoàn thành, với diện tích khép kín khoảng 2.000ha; riêng giai đoạn 2 (khép kín khoảng 4.000ha) do UBND huyện Phụng Hiệp làm chủ đầu tư và đang trong quá trình triển khai thực hiện.

Hiện đơn vị thi công đang khẩn trương khắc phục các điểm sạt lở.

Ở giai đoạn 2 này, UBND huyện Phụng Hiệp chia làm 8 gói thầu và tiến hành triển khai ở các địa phương như: thị trấn Cây Dương, xã Hiệp Hưng, thị trấn Búng Tàu và xã Tân Phước Hưng. Hiện tại, tổng khối lượng thực hiện đạt trên 80%, dự kiến đến ngày 30-8 tới sẽ hoàn thành.

Tuy nhiên, trong quá trình thi công dự án, hiện có nhiều điểm bị sạt lở nghiêm trọng, gây lo lắng cho người dân. Chị Lê Thị Kiều Tiên, sống ở kênh 40, thuộc ấp Thống Nhất, thị trấn Cây Dương, cho biết: “Máy kobe múc đất từ dưới kênh lên làm đê chưa được bao lâu thì có nhiều đoạn bị sụp xuống trở lại.

Riêng đoạn trước nhà tôi bị sạt lở với chiều dài hơn 10m, còn chiều sâu từ mé kênh lên khoảng 1,5m. Mặc dù tình trạng này đã xảy ra gần một tháng nay nhưng vẫn chưa thấy khắc phục. Hiện bà con lo lắng, nếu không sớm gia cố lại thì tình hình sẽ nghiêm trọng hơn”.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, đa phần bà con ở tuyến kênh 40 đều sống bằng nghề trồng mía, do vùng đất thấp nên mỗi khi mùa lũ về thường bị ngập sâu, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất. Khi nghe Nhà nước có chủ trương làm đê bao chống lũ, bà con nơi đây rất đồng tình.

Thế nhưng, niềm vui khi đê bao được đắp lên trước nhà chưa được bao lâu thì tình trạng sạt lở lại diễn ra. Người dân đang mong muốn các ngành chức năng sớm có giải pháp khắc phục để yên tâm sản xuất trong vụ mía tới đây.

Hiện tại, không riêng gì tuyến kênh 40 ở thị trấn Cây Dương bị sạt lở, mà còn nhiều tuyến kênh ở các địa phương khác cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Ông Phan Hồng Phước, Chủ tịch UBND xã Tân Phước Hưng, cho hay: Trên địa bàn xã có khoảng 10 điểm bị sạt lở, thuộc dự án đê bao vùng mía nguyên liệu. Sau khi phát hiện sạt lở, chính quyền địa phương đã đến khảo sát, đo đạc từng vị trí và xác định nguyên nhân sạt lở để báo cáo và có hướng giải quyết.

Khẩn trương khắc phục

Theo Ban Quản lý dự án huyện Phụng Hiệp và người dân địa phương, nguyên nhân sạt lở là do cao trình đê rất cao so với mặt đất. Trung bình chiều cao từ 1-1,2m, cộng với tình hình mưa bão kéo dài nên gây tình trạng sạt lở ở một số kênh thuộc dự án. Bên cạnh đó, có một số điểm do trước đây bà con nạo vét bùn sâu, hẳm nên gây ra tình trạng sạt lở trong quá trình triển khai dự án.

Trước thực trạng trên, hiện Ban Quản lý dự án huyện Phụng Hiệp đang phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát cùng chính quyền địa phương khảo sát thực tế và đưa ra phương án khắc phục. Hiện đơn vị thi công thống nhất phương án gia cố bằng cừ dừa, cừ tràm và mê bồ theo hồ sơ thiết kế gia cố.

Bà Trần Thị Xê, ở ấp Thống Nhất, thị trấn Cây Dương, cho hay: “Sau khi người dân phản ánh, đơn vị thi công đã gia cố xong đoạn đê bị sạt lở dài khoảng 40m ở trước nhà. Các điểm sạt lở khác cũng đã tập kết vật tư và đang khẩn trương khắc phục”. 

Qua thống kê của ngành chức năng, hiện toàn huyện có trên 15 điểm bị sạt lở thuộc dự án đê bao vùng mía nguyên liệu, với chiều dài mỗi đoạn từ 5-40m.

Ông Ngô Thanh Tùng, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Phụng Hiệp, cho biết: Ban Quản lý dự án đã tham mưu cho UBND huyện xin Sở NN&PTNT tỉnh và được thống nhất điều chỉnh cao trình đê từ 1,2m xuống 1m ở một số tuyến kênh do không đủ đất đào đắp. Chúng tôi đang thực hiện công tác khắc phục những điểm sạt lở tại gói thầu số 1 (thị trấn Cây Dương), đã hoàn thành khoảng 80%.

Các gói thầu còn lại cũng đã tập kết vật tư đến công trình và đang triển khai khắc phục, đảm bảo đến trước ngày 30-8 tới sẽ xử lý xong các điểm sạt lở.


Có thể bạn quan tâm

Trồng keo lá tràm, thu bạc tỷ mỗi năm Trồng keo lá tràm, thu bạc tỷ mỗi năm

Người dân thôn 5, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng đều biết ông Trương “trồng rừng” - người tiên phong khai phá hàng chục ha đất rừng trên đập Đồng Nghệ để trồng keo lá tràm và thu về bạc tỷ mỗi năm.

22/12/2015
Xoài cát Hòa Lộc đạt chuẩn chất lượng VietGAP Xoài cát Hòa Lộc đạt chuẩn chất lượng VietGAP

Vừa qua, Hợp tác xã Hòa Lộc, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang kết hợp với Công ty cổ phần Giám định và Khử trùng FCC trao giấy chứng nhận VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) cho sản phẩm xoài cát Hòa Lộc.

22/12/2015
Nông dân Nam Đông làm giàu Nông dân Nam Đông làm giàu

Năng động, biết tận dụng lợi thế đất đai để trồng rừng, chăn nuôi, nhiều ND ở huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên - Huế đã làm giàu trên chính quê hương của mình.

22/12/2015
Đổi đời nhờ nuôi bò sữa Đổi đời nhờ nuôi bò sữa

“Trước năm 2002, gia đình tôi thuộc diện khó khăn nhưng nhờ mạnh dạn đầu tư, dám nghĩ dám làm nên đến nay, gia đình tôi có thu nhập trên 400 triệu đồng/năm”.

23/12/2015
Đi lên từ hai bàn tay trắng Đi lên từ hai bàn tay trắng

Với mô hình chăn nuôi gà công nghiệp bán trứng, nuôi cá rô phi, cá tràu (cá quả) mỗi năm gia đình anh Lê Công Nhược (56 tuổi) có thu nhập vài trăm triệu đồng.

23/12/2015