Sản xuất, xuất khẩu cá tra 6 tháng đầu năm

Theo báo cáo của Hiệp hội cá tra Việt Nam, tính đến ngày 30-6-2015 diện tích nuôi thả mới tại ĐBSCL là 1.959 ha (tăng 0,21% so với cùng kỳ năm 2014), diện tích thu hoạch là 1.857 ha (giảm 0,51% so với cùng kỳ), sản lượng đạt 516.140 tấn (tăng 1,22% so với cùng kỳ). Các địa phương có diện tích nuôi và sản lượng cao là: Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, Cần Thơ (chiếm khoảng 88% tổng diện tích và sản lượng của ĐBSCL)…
Giá cá tra nguyên liệu trong 6 tháng đầu năm 2015 từ 19.000-24.500 đồng/kg; trong đó vào tháng 1 và 2, giá cá nguyên liệu cao hơn cùng kỳ năm 2014 từ 400 - 1.350 đồng/kg, tuy nhiên từ cuối tháng 2 đến nay giá cá có xu hướng thấp hơn từ 500 - 4.500 đồng/kg…
Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra đến 31-5 đạt hơn 616 triệu USD (giảm 9,6% so với cùng kỳ). Trong đó, thị trường Mỹ chiếm 21,8% (tương đương 134,66 triệu USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ), thị trường EU chiếm 19,3% (tương đương 118,956 triệu USD, giảm 15,6% so với cùng kỳ). Các thị trường như ASEAN, Trung Quốc, Canada có mức tăng trưởng ổn định. Các thị trường Mexico, Colombia, Úc có mức tăng trưởng âm. Đến nay, cá tra Việt Nam đã xuất khẩu mở rộng đến 113 quốc gia và vùng lãnh thổ…
6 tháng đầu năm 2015, Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã xác nhận cho 184 doanh nghiệp xuất khẩu với 14.523 bộ hồ sơ và tổng khối lượng các lô hàng là 475.294 tấn (tính từ ngày 1-1 đến 27-6-2015)…
Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, thời gian qua, Chính phủ và Bộ NN&PTNT đã quan tâm có chính sách hỗ trợ ngành hàng cá tra thông qua việc ban hành Nghị định 36/2014/NĐ-CP đem lại nhiều hiệu quả thực tiễn. Tuy nhiên, ngành cá tra vẫn gặp nhiều khó khăn như: thông tin sai lệch về việc Nghị định 36/2014/NĐ-CP sẽ được bãi bỏ, hoặc sẽ sửa đổi hoàn toàn đã khiến công tác quy hoạch cụ thể ở địa phương, việc cấp mã số vùng nuôi bị chậm lại so quy định, việc triển khai VietGAP ở khu vực nuôi có khả năng không hoàn thành kịp trong năm 2015.
Trên thị trường, cá tra chịu sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm thay thế như cá tuyết hay cá rô phi. Các rào cản thương mại được đặt ra và gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu như thuế chống bán phá giá và đạo luật nông nghiệp của Hoa Kỳ. Các quy định nhập khẩu ngày càng khắt khe sẽ gây khó khăn trong việc xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Võ Mai - Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam vừa có buổi làm việc với Đảng ủy, UBND xã Tân Thuận Đông, TP.Cao Lãnh về việc liên kết hợp tác sản xuất nhãn I-do theo hướng an toàn VietGAP, loại cây ăn trái chủ lực đang phát triển ở xã.

Cơ quan chuyên môn và các địa phương đã triển khai các biện pháp phòng-chống dịch kịp thời nên đã ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Đến thời điểm hiện nay, đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, người chăn nuôi tiếp tục tái đầu tư phát triển đàn theo hướng nâng cao chất lượng theo hướng an toàn.

Là một xã thuần nông với trên 90% diện tích đất nông nghiệp nên việc được thụ hưởng từ chính sách “tam nông” trong những năm qua ở xã Tân Thành, TX.Ngã Bảy đều nhận được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của người dân. Từ đó, đời sống người dân không ngừng được nâng lên.

Tới thời điểm này, các shop trực tuyến bán hạt dưa hấu tí hon đang trở nên rất sôi động, nhộn nhịp vì nhu cầu mua tương đối lớn. Đối tượng khách hàng chủ yếu là phụ nữ, bao gồm cả các bà nội trợ lẫn nữ công chức, viên chức, nhân viên văn phòng. Giá được rao bán là khoảng 20 nghìn đồng/hạt.

Thời gian đó, tôi tranh thủ đi làm thuê việc khác. Nói đến chuyện làm mô hình cây này, cây nọ nhiều người ở đây sợ lắm rồi, xin kiếu. Hết khoai tây đến bí đỏ, cuối cùng cũng chỉ đem làm thức ăn cho gia súc.