Sản xuất vụ mùa, vụ đông ở Thanh Sơn

Đây là những diện tích sau khi thu hoạch vụ mùa có thể tiếp tục sản xuất vụ đông. Các giống lúa được sử dụng chủ yếu là các giống lúa lai như SQ 2, TH 3, Thiên nguyên ưu 16, Nhị ưu 838, Nhị ưu 7, GS9, CT 16… và các giống lúa thuần như: Khang dân, Thiên ưu, RVT, VS1…
Đối với trà mùa sớm, hiện nay bà con đã gieo mạ, bắt đầu triển khai cấy; trà mùa trung bắt đầu gieo từ ngày 15 đến 20-6 và triển khai cấy sau đó khoảng 10 ngày. Các loại cây trồng khác như ngô, khoai lang, lạc, rau đậu… tập trung chủ yếu vào vụ đông, vụ mùa chỉ sản xuất ở diện tích tương đối nhỏ (600ha ngô), chủ yếu tập trung ở các chân đất bãi. Riêng đối với cây ngô đông, áp dụng biện pháp làm ngô bầu và làm đất tối thiểu, không gieo trồng sau tháng 9. Các giống được sử dụng là các giống ngô, lạc lai có năng suất cao đã được khẳng định qua nhiều vụ.
Để vụ mùa có thể đạt được kết quả tốt, ngay từ khi chuẩn bị thu hoạch vụ chiêm xuân, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã xây dựng kế hoạch, tham mưu cho UBND huyện việc chỉ đạo sản xuất; yêu cầu các đơn vị chuẩn bị đầy đủ các loại giống trong danh mục theo yêu cầu của bà con nông dân, cung cấp đủ và đúng thời hạn để đảm bảo việc gieo cấy đúng khung lịch thời vụ.
Xác định vụ mùa thường gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết nóng ẩm, phù hợp cho các loại sâu bệnh phát triển, nên huyện đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn thực hiện tốt công tác điều tra, dự tính, dự báo, thông báo tình hình bệnh, có hướng dẫn phòng trừ kịp thời, khuyến cáo bà con nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học, thân thiện với môi trường.
Do lực lượng lao động nông thôn ngày càng thiếu hụt, để đảm bảo các yêu cầu của sản xuất, Thanh Sơn ngày càng tập trung ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới vào đồng ruộng, giúp bà con nông dân giảm được công lao động và chi phí. Vụ mùa năm nay, huyện phấn đấu mở rộng diện tích thâm canh lúa cải tiến SRI lên trên 1.050ha; mở rộng diện tích gieo thẳng bằng giàn xạ và gieo vãi trên các chân đất chủ động tưới tiêu. Đối với các chính sách hỗ trợ sản xuất của tỉnh, huyện cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn cần tuyên truyền, quy hoạch ngay từ đầu vụ để bà con được hưởng đầy đủ.
Thời tiết năm nay dự báo có khả năng diễn biến phức tạp, dễ xảy ra mưa lớn, lũ ống lũ quét trên địa bàn huyện hoặc có nguy cơ xảy ra khô hạn kéo dài. Vì vậy, các địa phương đã được yêu cầu gia cố, duy tu, sửa chữa các hồ đập để tích trữ nước; nạo vét, mở rộng kênh mương để chủ động tưới, tiêu kịp thời.
Đối với vụ đông, Thanh Sơn sẽ gieo trồng khoảng 1.100ha ngô, các giống được sử dụng chủ yếu là các giống ngô lai như NK 4.300, NK 66, C 919, DK 9955… có năng suất cao để phục vụ chăn nuôi. Bên cạnh đó, các xã, thị trấn cũng sẽ gieo trồng khoảng gần 400ha rau xanh các loại.
Để đảm bảo thời gian cho sản xuất vụ xuân năm 2016, huyện đã đề nghị các địa phương chỉ đạo sản xuất theo phương châm “sáng lúa, chiều ngô”, thu hoạch đến đâu, làm đất, gieo trồng đến đó; hướng dẫn và đẩy mạnh phương pháp làm đất tối thiểu, làm ngô bầu để kịp gieo theo đúng lịch; đồng thời, yêu cầu các xã chỉ đạo bà con bón phân, chăm sóc ngay từ giai đoạn đầu để tranh thủ thời tiết ấm, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt, có thể đạt được năng suất cao.
Có thể bạn quan tâm

Ở xã chuyên canh nhãn Nhị Quí (Cai Lậy - Tiền Giang), ngoài vườn cây ăn trái, nhiều hộ dân đã gắn bó lâu năm với nghề nuôi ong lấy mật. Nuôi ong chi phí đầu tư không cao, đem lại thu nhập khá nếu nắm vững kỹ thuật chăm sóc và có niềm đam mê với nghề.

Những năm gần đây, nhiều người dân trên địa bàn xã Chí Hòa (Hưng Hà - Thái Bình) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng nhiều mô hình mới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, mô hình nuôi cá rô đồng của ông Bùi Văn Tài, thôn Vị Giang là một điển hình. Nhờ nuôi cá rô đồng mà đến nay gia đình ông Tài đã thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Năm 2013, lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm có bước phát triển hơn so với năm ngoái. Tuy nhiên, kết quả không đạt kế hoạch đề ra, người chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do giá thức ăn tăng cao, giá bán ra thị trường thấp. Trước thực trạng thua lỗ, người chăn nuôi khó có thể tăng đàn.

Anh sử dụng gà trống chọi địa phương cho lai với gà Lương Phượng thuần chủng sinh sản (tỷ lệ 12 con gà mái/1 gà trống). Gà Lương Phượng sinh trưởng, phát triển khỏe, sức đề kháng tốt và bắt đầu đẻ trứng sau 6 tháng nuôi. Anh Quang cho biết: "Hằng ngày, đàn gà Lương Phượng của gia đình tôi đẻ trứng đạt tỷ lệ từ 75-80%, tương đương với giống gà lấy trứng thương phẩm CP, nhưng quả trứng to và đều hơn. Trứng ra bao nhiêu đều được chủ các lò ấp nở ở huyện Gia Lộc đặt mua hết với giá khoảng từ 3.500-4.000 đồng/quả.

Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, địa phương khuyến khích nông dân chuyển đổi cây trồng trên những chân ruộng canh tác gặp nhiều khó khăn nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất. Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, Tiền Giang chỉ gieo sạ 78.500 ha, giảm khoảng 2.000 ha so với vụ đông xuân năm trước. Diện tích giảm trên được chuyển đổi sang trồng màu tết, lập vườn trồng cây ăn quả đặc sản hoặc cây trồng phù hợp khác.