Sản xuất và cung ứng giống tôm 6 tháng đầu năm 2015

Sản xuất giống tôm, đặc biệt là giống tôm thẻ chân trắng, do ảnh hưởng của hoạt động nuôi tôm thương phẩm thả nuôi thấp trái với quy luật thời vụ hàng năm. Số lượng giống thả nuôi ước đạt 29 tỷ, trong khi số lượng giống sản xuất ra là 62 tỷ, số không bán được phải xả bỏ nên sản xuất kinh doanh giống trong 6 tháng đầu năm 2015 giảm.
Tình trạng sản xuất kinh doanh chậm kéo dài đến cuối tháng 5 khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất giống tôm lâm vào tình trạng thua lỗ. Một số công ty lớn thực hiện vận chuyển giống đến tận cơ sở nuôi cho khách và hỗ trợ chi phí xét nghiệm bệnh nhưng tình hình lưu thông giống cũng không khả quan.
Hiện nay, mùa mưa bắt đầu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, điều kiện thời tiết thuận lợi hơn cho nuôi tôm dẫn đến nhu cầu tôm giống có xu hướng tăng nhẹ nên các doanh nghiệp bắt đầu ương nuôi đồng loạt.
Trong 6 tháng đầu năm, Tổng cục Thủy sản đã tiến hành công tác kiểm tra chất lượng giống tại 30 cơ sở nhập khẩu tôm bố mẹ, trong đó 29 cơ sở nhập khẩu tôm chân trắng, 1 cơ sở nhập khẩu tôm sú. Tổng số lô hàng nhập khẩu là 71 lô, với tổng số lượng tôm bố mẹ nhập khẩu là 54.138 con, trong đó 54.138 con tôm chân trắng bố mẹ và 100 con tôm sú bố mẹ.
Để thực hiện tốt kế hoạch đề ra trong năm 2015, trong những tháng còn lại, cần tập trung một số giải pháp cơ bản sau:
1/Dự báo nhu cầu về con giống khi điều kiện thời tiết thuận lợi cho sản xuất để các cơ sở, người sản xuất giống có kế hoạch sản xuất, cung cấp đủ giống đảm bảo chất lượng cho nhu cầu thả nuôi.
2/Tập trung kiểm soát chất lượng và giá tôm giống, tăng cường phối hợp với thanh tra, kiểm dịch tôm giống nhập tỉnh nhằm quản lý tốt chất lượng tôm giống đưa vào thả nuôi, nhằm tháo gỡ những khó khăn hiện nay và đảm bảo giống có chất lượng phục vụ cho sản xuất mới.
3/Thực hiện việc kiểm tra, truy xuất nguồn gốc tôm thẻ chân trắng bố mẹ tại nước có xuất khẩu tôm bố mẹ vào Việt Nam nhằm đánh giá kiểm soát chất lượng, số lượng.
4/Kiểm tra, giám sát chặt chẽ điều kiện trong sản xuất kinh doanh giống tôm nước lợ. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống tôm phải đáp ứng đầy đủ các quy định về quản lý giống thủy sản tại Thông tư 26/2013/TT-BNNPTNT và Thông tư 11/2014/TT-BNNPTNT.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài ra, 100% hộ dân đã chủ động dự trữ cỏ khô, rơm, thức ăn tinh, đảm bảo thức ăn cho gia súc những ngày giá rét. Đồng thời, các hộ sử dụng nương, ruộng gần nhà trồng thêm ngô dày, cỏ VA06, cỏ voi (52 ha) cung cấp thức ăn xanh cho gia súc trong mùa đông.

Trong khi đó ở Thạch Thành (Thanh Hóa), nhiều gia đình lại đang có thu nhập cao từ con nuôi đặc sản, được bà con duy trì trong nhiều năm, theo hướng mở rộng sản xuất, từng bước xóa đói, giảm nghèo.

Sau hơn 6 tháng ứng dụng quy trình sản xuất hành lá theo tiêu chuẩn VietGAP, sáng 27/11/2014, Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Long phối hợp Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 6 trao giấy chứng nhận VietGAP (ảnh) cho 10 nông dân của Hợp tác xã Rau - củ quả Tân Bình (ấp Tân Thới, xã Tân Bình, Bình Tân, Vĩnh Long), với tổng diện tích 5ha. Tổng kinh phí thực hiện dự án trên 86 triệu đồng, thời hạn 2 năm.

Ông Phạm Văn Trường, ấp 2, xã Long Hòa cho biết: Lúa trồng ở đây đảm bảo sạch 100%, không dư lượng thuốc BVTV. Lúa bị sâu, rầy bà con xả nước vào ngập đọt ngâm khoảng 12 giờ rồi xả nước ra không con nào sống nổi. Các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao được trồng trên đất nuôi thủy sản.

Trạm Bảo vệ thực vật Bến Cát - Bàu Bàng cho biết, hiện trên địa bàn xuất hiện rệp vảy hại cây cao su, tập trung chủ yếu ở các bộ phận lá, ngọn non và cành. Rệp vảy chích hút chất dinh dưỡng làm cho lá không quang hợp được ánh sáng, cây sinh trưởng chậm, thậm chí làm các cành và cây cao su khô héo rồi chết.