Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản xuất sữa mới đáp ứng 40% nhu cầu trong nước

Sản xuất sữa mới đáp ứng 40% nhu cầu trong nước
Ngày đăng: 10/10/2015

Tại Hội thảo “Hợp tác và phát triển trong lĩnh vực sản xuất bò giống: Bài học của Đan Mạch” diễn ra ngày 8/10 tại Hà Nội, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, Việt Nam đã sản xuất được 549.500 tấn sữa năm 2014, tăng 20,4% so với năm 2013 nhưng chỉ mới đáp ứng 40% nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước.

Đây là hội thảo do Bộ NN&PTNT và Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức nhằm tạo cơ hội cho các nhà quản lý, hiệp hội, nhà khoa học, doanh nghiệp… học tập những kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật tiến bộ từ các nước tiên tiến trong quá trình quản lý, chăn nuôi bò sữa, bò thịt, đặc biệt là vấn đề kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm trong các sản phẩm từ bò.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho hay, những năm gần đây nhiều doanh nghiệp lớn đã bước chân vào thị trường thịt, bò sữa do nhận thấy nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng đối với mặt hàng này.

Mặc dù những năm qua chăn nuôi bò sữa và bò thịt đã có sự phát triển đáng kể cả về chất lượng và số lượng, song, để phát triển hơn nữa, Việt Nam cần những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ giống từ các nước tiên tiến.

Ông Tống Xuân Chinh cho biết, tính đến đầu tháng 4/2015, tổng số lượng đàn bò sữa cả nước đạt 253.700 con, tăng 26,5% so với năm 2013.

Chăn nuôi bò sữa tuy mới phát triển gần đây, nhưng tốc độ phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Năng suất và sản lượng sữa của bò sữa Việt Nam hiện là 4.500-5.500 kg/chu kỳ, tương đương hoặc cao hơn một số nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Philippines.

Tuy nhiên, ông Chinh cũng thừa nhận, quy mô chăn nuôi bò sữa và bò thịt vẫn nhỏ, chỉ có 384 cơ sở chăn nuôi có quy mô đàn từ 20 con trở lên (chiếm 1,95%).

Đối với bò thịt, cũng tính đến thời điểm đầu tháng 4/2015, Việt Nam có 5,3 triệu con, chỉ tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cho sản lượng thịt khoảng 180.000 tấn, tương đương cùng kỳ năm ngoái.

Chăn nuôi bò thịt là nghề truyền thống của nông dân Việt Nam nhưng  sản lượng thịt bò chỉ đáp ứng được 3,1% tổng lượng thịt xẻ,” ông Chinh cho biết thêm.

Trước đó, nhiều chuyên gia trong ngành nông nghiệp đã cảnh báo, nếu không có sự thay đổi thì ngành chăn nuôi bò sữa, bò thịt sẽ là một trong những ngành chịu cạnh tranh nặng nề từ các nước tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Theo một nghiên cứu gần đây của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), chăn nuôi trong nước có xu hướng bị thu hẹp do cạnh tranh đến từ các nước tham gia TPP.

Người tiêu dùng và nhà nhập khẩu sẽ được lợi, trong khi người sản xuất/nhà xuất khẩu phần lớn bị thiệt hại do không cạnh tranh được với các mặt hàng từ nước ngoài.

Hậu TPP, dòng thương mại có xu hướng thay đổi theo mức cắt giảm thuế quan, chuyển sang nhập khẩu sữa bột từ NewZealand, trâu bò sống từ Úc và các sản phẩm thịt từ Mỹ.

Thịt đông lạnh sẽ phát triển do yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng ngày một tăng lên, thịt nóng ngoài chợ sẽ không đáp ứng được.

Đặc biệt, mặt hàng sữa, thịt bò, thịt heo là những mặt hàng bị cạnh tranh nặng nề khi gia nhập TPP do nước ta không có lợi thế chăn nuôi gia súc lớn.


Có thể bạn quan tâm

Xúc Tiến Thương Mại, Tìm Đầu Ra Cho Nông Sản Xúc Tiến Thương Mại, Tìm Đầu Ra Cho Nông Sản

Tuy nhiên, do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định; các đơn vị đăng ký thương hiệu còn ít. Phần lớn sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng được tiêu chí về đăng ký bảo hộ thương hiệu; chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; bao bì, nhãn mác đơn điệu, thiếu tính thẩm mỹ, chưa tạo được thiện cảm với người tiêu dùng; hoạt động quảng bá sản phẩm mới thực hiện trong phạm vi hẹp chứ chưa sâu rộng, đồng bộ… nên số lượng hàng hóa nông sản tiêu thụ tại thị trường lớn chưa nhiều, giá bán bấp bênh.

27/11/2014
Khóm Tân Phước Liên Tục Rớt Giá Khóm Tân Phước Liên Tục Rớt Giá

Giá khóm tại Tân Phước (Tiền Giang) hiện đang rớt giá mạnh khiến nhiều nông dân lo lắng. Qua khảo sát tại các điểm thu mua, giá khóm hiện chỉ trên dưới 1.000 đồng/kg nhưng lượng mua vào rất ít.

26/06/2014
Quảng Ninh Xây Dựng Thương Hiệu Nông Sản Tu Hài Vân Đồn Quảng Ninh Xây Dựng Thương Hiệu Nông Sản Tu Hài Vân Đồn

Theo ông Đinh Trung Kiên, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), nghề nuôi trồng tu hài đã phát triển nhiều năm nay ở địa phương. Đến nay, Vân Đồn đã có khoảng 100 hộ gia đình và 3 doanh nghiệp nuôi tu hài, thu hút một lượng lớn lao động và mang lại thu nhập khá cao cho ngư dân trong vùng.

26/06/2014
Đưa Nông Sản Việt Vào Hệ Thống Bán Lẻ Quốc Tế Đưa Nông Sản Việt Vào Hệ Thống Bán Lẻ Quốc Tế

Hiện cả nước có 6.000 cơ sở chế biến có công nghệ thiết bị tương đối hiện đại, trong đó, hơn 2.000 cơ sở chế biến nông sản, 570 cơ sở chế biến thủy sản và 3.000 cơ sở chế biến gỗ. Một số ngành đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đối với các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…, điển hình như thủy sản, nhân hạt điều, hồ tiêu, đồ gỗ...

27/11/2014
Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Theo Hướng Nâng Cao Giá Trị Gia Tăng Và Phát Triển Bền Vững Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Theo Hướng Nâng Cao Giá Trị Gia Tăng Và Phát Triển Bền Vững

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, với 626.757 ha, trong đó có 567.000 ha rừng và gần 60.000 ha đất chưa có rừng. Đây là tiềm năng lớn để tạo bước đột phá cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên tiềm năng này chưa được khơi dậy một cách hiệu quả, bền vững.

27/11/2014