Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản Xuất Rau Sạch Cần Giám Sát Dư Lượng Hóa Chất

Sản Xuất Rau Sạch Cần Giám Sát Dư Lượng Hóa Chất
Ngày đăng: 20/02/2014

Toàn tỉnh Gia Lai có 23.000 ha đất trồng rau, phân bổ tại các địa phương như: Đak Pơ, Pleiku, An Khê, Ayun Pa, Đak Đoa, Phú Thiện, Kbang và Ia Grai… Các loại rau sản xuất ra không chỉ tiêu thụ tại thị trường trong tỉnh mà còn xuất đi các tỉnh như Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế…

Những năm trước đây, nông dân sử dụng hóa chất, phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật với số lần phun 8-10 lần/một vụ rau. Vì vậy, không đảm bảo thời gian cách li, dư lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong rau xanh không giảm bớt đã gây ngộ độc cho người tiêu dùng, đồng thời gây ô nhiễm môi trường đất.

Trước thực trạng này, từ năm 2011 đến năm 2013, được sự hỗ trợ của dự án cạnh tranh nông nghiệp, Chi cục Bảo vệ Thực vật đã thực hiện chương trình phân tích, giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm rau, củ, quả và trái cây tại các vùng trọng điểm rau xanh.

Năm 2011, Chi cục Bảo vệ Thực vật và nông dân đã phân tích định tính cho 2.100 mẫu rau xanh các loại. Năm 2012 tiếp tục phân tích 2.352 mẫu và năm 2013 cũng thực hiện phân tích định tính 1.470 mẫu rau. Bên cạnh đó, còn phát 1.500 phiếu điều tra tình hình sử dụng hóa chất trên rau-quả.

Kết quả phân tích mẫu năm 2013 cho thấy, trong 735 mẫu rau ăn lá thì phát hiện 9 mẫu có dư lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật vượt định mức cho phép; 385 mẫu rau ăn quả thì có 5 mẫu vượt mức cho phép và 211 mẫu trái cây thì có đến 11 mẫu vượt. Điều đáng mừng là 112 mẫu rau ăn củ không phát hiện trường hợp nào vượt.

Đối chiếu con số trên với kết quả phân tích mẫu năm 2012 có đến 32 mẫu rau ăn lá, 29 mẫu rau ăn quả và 8 mẫu rau ăn củ vượt mức cho phép thì đến năm 2013 số mẫu vượt dư lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật đã giảm hẳn.

Kết quả phân tích năm sau giảm hơn năm trước nên so với năm 2013 nhóm rau ăn lá có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức an toàn giảm từ 3,17% năm 2011 xuống còn 1,22%; rau ăn củ giảm từ 4,11% xuống còn 0% và nhóm trái cây giảm từ 11,34% xuống còn 5,6%.

Trong tổng số 4 nhóm rau trên, trái cây là loại vượt mức an toàn cao nhất. Điều này cũng dễ hiểu bởi trái cây là mặt hàng không phải trồng ở tỉnh mà chủ yếu nhập từ tỉnh khác về hoặc mua ở các chợ đầu mối nên rất khó kiểm soát.

Cùng với việc hỗ trợ phân tích, Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh còn tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về việc sử dụng các thiết bị phân tích nhanh, giúp nông dân trồng rau từng bước tiếp cận và sản xuất rau đảm bảo theo tiêu chuẩn an toàn.

Sử dụng các hóa chất phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ, nâng cao năng suất cây trồng là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, quá lạm dụng và phụ thuộc các sản phẩm này trong sản xuất đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Do vậy việc giám sát dư lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trên rau, củ, quả và trái cây có tác dụng rất lớn, góp phần giúp người trồng rau sản xuất đảm bảo theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm vừa nâng cao giá trị sản phẩm vừa bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Tái Cơ Cấu Sản Xuất Từ Những Cách Làm Hiệu Quả Tái Cơ Cấu Sản Xuất Từ Những Cách Làm Hiệu Quả

Tết năm nay trên quê hương Năm Căn (Cà Mau) sẽ có nhiều đổi mới. Dọc theo những con đường bê-tông về các xã, đi vào từng ấp, hai bên đường cây ăn trái được trồng xen canh. Đây là chủ trương của huyện vận động Nhân dân tận dụng đất trống vườn nhà trồng rau màu, cây ăn trái. Phía sau những vườn cây, rau màu là những đầm tôm, rừng đước mênh mông.

02/02/2015
Đà Nẵng Hy Vọng Những Chuyến Biển Cuối Năm Đà Nẵng Hy Vọng Những Chuyến Biển Cuối Năm

Âu thuyền Thọ Quang những ngày cuối năm nhộn nhịp hẳn lên. Trên các cầu cảng, ngư dân khẩn trương vá lưới, buộc chì, buộc phao. Dưới tàu, các máy trưởng kiểm tra lại máy móc, các thiết bị liên lạc, máy dò cá… chuẩn bị sẵn sàng trước giờ vươn khơi. Trên các cầu cảng, nhiều xe chở dầu, lương thực, thực phẩm, nước uống đậu kín chờ bốc xuống tàu.

02/02/2015
Nuôi Cá Chiên Lồng Bè Trên Hồ Chứa Nuôi Cá Chiên Lồng Bè Trên Hồ Chứa

Trong 2 năm 2013-2014, Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An đã thực hiện thành công dự án “Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chiên trong lồng bè trên thủy vực lớn” cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra một hướng mới cho việc bảo tồn, phát triển các loài thủy sản bản địa có giá trị, đồng thời khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng diện tích mặt nước của các hồ chứa.

02/02/2015
Luân Canh, Xen Canh Giúp Nghề Nuôi Tôm Phát Triển Bền Vững Luân Canh, Xen Canh Giúp Nghề Nuôi Tôm Phát Triển Bền Vững

Thực tiễn nuôi tôm thời gian qua tại các địa phương ở Cà Mau đã chỉ ra rằng: nếu nông dân thực hiện xen canh, cắt vụ luân canh với các loài cá phi, cá bổi, các loại cá đồng, sò huyết, vọp, cá kèo… sẽ có được những vụ tôm đạt kết quả tốt hơn và cũng tăng thêm thu nhập từ những đối tượng nuôi phụ đó.

02/02/2015
Đẩy Mạnh Vốn Cho Phát Triển Thủy Sản Đẩy Mạnh Vốn Cho Phát Triển Thủy Sản

Theo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), với mục tiêu nhanh chóng đưa đồng vốn hỗ trợ theo Nghị định 67 đến với chủ tàu/ngư dân tại các địa phương vùng biển, chi nhánh BIDV tại tất cả các địa phương đã đến với từng chủ tàu/ngư dân có nhu cầu để hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn, đảm bảo đơn giản, công khai và minh bạch.

02/02/2015