Sản Xuất Phân Bón Giảm

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, quý I/2012, sản lượng phân bón sản xuất trong nước bị chững lại do nhu cầu thị trường trầm lắng.
Cụ thể, sản lượng phân đạm urê đạt 262,3 nghìn tấn, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2011; phân NPK khoảng 332,1 nghìn tấn, giảm 28,7%; phân lân đạt 396,4 nghìn tấn, tăng 0,9% so với cùng kỳ; phân bón DAP đạt 74,1 nghìn tấn, tăng 60,3%. Nhập khẩu phân bón 3 tháng đầu năm 2012 cũng giảm 13,3%, trong đó, nhập khẩu phân ure giảm mạnh (64,7%) do nhà máy Đạm Cà Mau đã chính thức đưa ra thị trường sản phẩm đầu tiên vào cuối tháng 1/2012.
Có thể bạn quan tâm

Đây là cây cứu cánh của người dân nơi đây. Người tiên phong trồng khoai sáp là ông Nguyễn Văn Thơm. Từ năm 2004 ông chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai, năm nào cũng cho năng suất ổn định từ 1,5 - 1,7 tấn/sào, sau khi trừ chi phí lãi từ 7 - 10 triệu đ/sào.

Hiện nay đang vào mùa khô nên giá các loại thủy sản nuôi như cá điêu hồng, cá lóc, cá chình, cá heo và lươn… ở ĐBSCL đang tăng mạnh và tiêu thụ tốt. Mặt hàng hải sản cũng khán hiếm khiến nhiều nhà máy chế biến không đủ nguyên liệu phải chạy cầm chừng.

Ông Trần Sáu, Trưởng phòng NN - PTNT huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, đến thời điểm này, các xã trong huyện đã thả nuôi hơn 140 ha tôm vụ 1 năm 2013, trong đó 40ha tôm sú, số còn lại là tôm thẻ chân trắng.

Theo nhiều nông dân nuôi ếch tại TP Cần Thơ, nếu như năm 2012 giá ếch thịt liên tục giảm, khiến người nuôi bị lỗ vốn nặng thì từ đầu năm 2013 đến nay hầu hết người nuôi ếch đều có lời do giá ếch tăng trở lại. Gần đây, ếch thịt được nhiều tiểu thương đến tận nơi mua với giá 29.000 - 30.000 đồng/kg (loại khoảng 6-7 con/kg).

Giống vịt Cổ Lũng (Bá Thước - Thanh Hóa) là giống vịt quý hiếm, được người dân địa phương nuôi từ lâu đời. Giống vịt Cổ Lũng hiện nay chủ yếu được nuôi tập trung ở các xã Cổ Lũng, Lũng Niêm, Thành Lâm và Thành Sơn, nhưng nuôi nhiều và có chất lượng thịt ngon nhất là ở 2 xã Cổ Lũng và Lũng Niêm.