Sản xuất nông nghiệp bằng bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh

Hiện nay, nghề nuôi cá tra đang phát triển mạnh về sản lượng, diện tích thả nuôi, mức độ thâm canh cao và đã hình thành nên một chuỗi sản xuất ngành hàng cá tra. Trong mô hình nuôi cá tra thâm canh thì thức ăn tự chế được sử dụng nhiều, thay nước thường xuyên đã thải ra một lượng chất thải lớn chưa qua xử lý, có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước. Khi sản xuất được 1 tấn cá tra thì cần 3,2 - 3,6 tấn thức ăn tự chế biến hoặc từ 1,5 - 1,6 tấn thức ăn công nghiệp.
Thức ăn thừa, chất thải của cá và một số thuốc, hóa chất sử dụng trong quá trình nuôi tạo thành một lượng lớn bùn đáy. Lượng bùn đáy này ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước ao nuôi, sức khỏe cá nuôi và tác động lên môi trường xung quanh, làm ảnh hưởng đến sự bền vững của nghề nuôi. Đặc biệt, các nhà nhập khẩu mặt hàng cá tra phi lê đòi hỏi các quy trình sản xuất sạch có liên quan đến việc xử lý chất thải từ ao nuôi một cách nghiêm ngặt. Các tiêu chuẩn sản xuất đòi hỏi việc lưu giữ và xử lý bùn đáy là rất quan trọng.
Qua nghiên cứu cho thấy, sử dụng bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh để trồng ớt, bắp lai tiết kiệm được chi phí nhiều nhất. Tuy nhiên, nếu vùng trồng hoa màu ở xa khu vực nuôi cá thì chi phí cho vận chuyển bùn đáy ao cá tra sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân.
Nhóm nghiên cứu đề xuất nên nuôi cá tra bằng thức ăn công nghiệp hoàn toàn, chọn loại thức ăn chất lượng tốt. Bổ sung men tiêu hóa cho cá nhằm tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Hỗ trợ hình thành các tổ hay các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bằng bùn đáy ao nuôi cá tra gần vùng nuôi cá tra, giới thiệu đến người tiêu dùng nhằm nêu lên những giá trị tái sử dụng của bùn đáy ao cá tra trong sản xuất nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Vì là loài rắn quý hiếm nên nhiều nhà hàng, quán ăn đã thu mua hổ hèo với giá khá cao, từ 450.000đ – 500.000đ/kg. Do đó, một vài bà con nông dân đã mày mò tìm cách nuôi hổ hèo cho sinh sản và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ

Hơn 15 năm chị sống nhờ vào gánh hàng rong, với nghị lực phi thường chị trở thành bà chủ trang trại nuôi cá sấu, cá lóc, cá da trơn và ba ba trên diện tích 2,3 ha, sản lượng đạt hàng trăm tấn mỗi năm. Tổng lợi nhuận từ năm 2001 đến nay đã là 5 tỷ đồng. Chị được mệnh danh là “nữ tướng nuôi cá” của xứ dừa. Đó là chị Phan Thị Vân ở ô 3, thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại, Bến Tre.

Việc trồng xen ca cao trong vườn cây lâu năm như tiêu, điều, cà phê… vừa giúp cây trồng chính tăng năng suất, vừa giúp nông dân có thêm thu nhập từ cây ca cao. Tuy nhiên, sau 40 năm có mặt tại Việt Nam, cây ca cao hiện vẫn bị cho là cây trồng mới, nông dân không quan tâm chăm sóc, phát triển vườn.

Chuyển đổi thời vụ, bố trí giống hợp lý trên cả nước, trong đó trọng tâm là vùng ĐBSCL với việc chuyển đổi thời vụ lúa Hè Thu và tăng diện tích lúa Thu Đông.

Nhằm tăng cường áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, thời gian qua tỉnh Bắc Kạn đã triển khai sâu rộng một số kĩ thuật canh tác lúa cải tiến. Để đông đảo người dân chấp nhận và thực hiện kỹ thuật này, công tác tuyên truyền cần được ngành chức năng làm tốt hơn nữa